Đề thi thử THPT Quốc gia môn văn số 49

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn văn có đáp án. Nghị luận xã hội 200 chữ về ý nghĩa của sự đồng cảm, chia sẻ trong cuộc sống.Cảm nhận  về hình tượng Lorca trong bài thơ Đàn ghi ta của Lorca Thanh Thảo

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA  NĂM HỌC 2016-2017
Môn: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi :

Tại Thế vận hội đặc biệt Seatle (dành cho những người tàn tật) có chín vận động viên đều bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước vạch xuất phát để tham dự cuộc đua 100 m. Khi súng hiệu nổ, tất cả đều lao đi với quyết tâm chiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ bị vấp ngã liên tục trên đường đua. Và cậu bật khóc. Tám người kia nghe tiếng khóc, giảm tốc độ và ngoái lại nhìn. Rồi họ quay trở lại. Tất cả, không trừ một ai ! Một cô gái bị hội chứng Down dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé:
– Như thế này, em sẽ thấy tốt hơn.
Cô gái nói xong, cả chín người cùng khoác tay nhau sánh bước về vạch đích. Khán giả trong sân vận động đồng loạt đứng dậy. Tiếng vỗ tay hoan hô vang dội nhiều phút liền. Mãi về sau, những người chứng kiến vẫn còn truyền tai nhau câu chuyện cảm động này.

(Nguồn: http://phapluatxahoi.vn/giai-tri/van-hoc/chien-thang-661)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên? (0,5 đ)
Câu 2: Tại sao tất cả khán giả trong sân vận động đều đứng dậy vỗ tay hoan hô không dứt? (1,0 đ)
Câu 3: Chỉ ra câu đặc biệt được sử dụng trong văn bản trên? Nêu tác dụng? (1,0 đ)
Câu 4: Đặt tiêu đề cho văn bản trên (0,5 đ)

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm): Từ câu chuyện được nêu ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nói về ý nghĩa của sự đồng cảm, chia sẻ trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh /chị về hình tượng Lorca trong bài thơ Đàn ghi ta của Lorca (Thanh Thảo).
—– Hết —–

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KÌ THI THPT QUỐC GIA  NĂM 2017
Môn: NGỮ VĂN

Câu I
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản: tự sự
Câu 2: Tất cả khán giả trong sân vận động đều đứng dậy vỗ tay hoan hô không dứt vì cách hành xử cao đẹp, sự đồng cảm, lòng vị tha , tinh thần thi đấu cao đẹp của các vận động viên khuyết tật.
Câu 3:
* Câu đặc biệt được sử dụng trong văn bản :
+ Trừ một cậu bé.
+ Tất cả, không trừ một ai !
*Tác dụng :
-Trừ một câu bé: tạo sự chú ý về sự khác biệt của một vận động viên trên đường đua
-Tất cả, không trừ một ai: nhấn mạnh gây sự chú ý về sự đồng lòng thực hiện một hành động cao cả.
Câu 4: Có thể đặt nhiều tiêu đề: Cuộc thi đặc biệt, Cuộc thi cảm động, Tinh thần đồng đội… 0,5
Câu 1. II Về kĩ năng:
– Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, vận dụng tốt các thao tác lập luận, dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc.
– Đoạn văn trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
1. Giải thích: Đồng cảm là cùng chung cảm xúc, suy nghĩ, cùng chung một trạng thái tâm trạng, là sự hiểu nhau giữa hai con người hoặc giữa con người và cộng đồng. Chia sẻ là cùng nhau hưởng thụ hoặc cùng nhau hành động “có phúc cùng hưởng, có hoạ cùng chia” khiến niềm vui nhân đôi và nỗi buồn vơi bớt => Đồng cảm và chia sẻ đều là biểu hiện của tình người, của ý thức vì người khác. Đồng cảm và chia sẻ là một nếp sống tốt đẹp trong xã hội.
2. Bàn bạc:
– Trong cuộc sống, không phải ai cũng luôn gặp những điều may mắn, không phải ai cũng thành công ngay từ lần đầu tiên và không phải ai sinh ra cũng đều hạnh phúc
– Sự đồng cảm và sẻ chia giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh có thêm sức mạnh, nghị lực, niềm tin trong cuộc sống, làm giảm đi những đau khổ trong cuộc sống.
– Nó có vai trò quan trọng góp phần hoàn thân nhân cách con người, xây dựng một xã hội văn minh, nhân ái, làm cho mối quan hệ giữa con người với con người trở nên tốt đẹp hơn, thân thiện hơn, mọi người gần gũi gắn bó hơn…
– Tình cảm ấy đã trở thành một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc Việt Nam: “Thương người như thế thương thân”, “Lá lành đùm lá rách – Lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Trong xã hội chúng ta hiện nay, tình yêu thương vẫn được mọi người kế thừa và tiếp nối: Quỹ nhân đạo vì người nghèo, Quỹ chữ thập đỏ, Trái tim cho em, Cặp lá yêu thương, phong trào ủng hộ đồng bào lũ lụt, tấm lòng hảo tâm của các cá nhân, nhà doanh nghiệp, các công ti, các cơ quan… Phê phán lối sống ích kỉ, vô cảm, thờ ơ của một bộ phận thế hệ trẻ hiện nay
3. Bài học:
+ Cần nhận thức được ý nghĩa quan trọng của đồng cảm và sẻ chia trong cuộc sống.
+ Cần tích cực rèn luyện bản thân, hoàn thiện nhân cách, có những hành động cụ thể biểu hiện sự đồng cảm, sẻ chia của mình với mọi người.
Câu 2.II
A. Mở bài:
+ Dẫn dắt
+ Giới thiệu vấn đề
B. Thân bài
I.Giới thiệu về Lorca
+ Một người nghệ sỹ tài năng, con họa mi của xứ sở Tây Ban Nha
+ Người chiến sỹ đấu tranh cho tự do
+ Bị bắt và bắn chết khi mới 37 tuổi
–> Lorca trở thành đối tượng thẩm mỹ trong nhiều tác phẩm thơ ca, âm nhạc.
II. Hình tượng Lorca trong bài thơ Đàn ghi ta của Lorca
1.Lorca và cuộc hành trình đơn độc
– Lorca được đặt trong khung cảnh đất nước Tây Ban Nha
– Lorca đã khơi dậy phong trào đấu tranh chống lại chế độ độc tài phát xít và khởi xướng những cách tân trong nghệ thuật. Tuy nhiên trên hành trình đó người chiến sỹ và nghệ sỹ Lorca đơn độc “ đi lang thang về miền đơn độc” “ trên yên ngựa mỏi mòn”
2. Lorca và số phận thảm khốc
– Cái chết bất ngờ, thảm khốc : “áo choàng bê bết đỏ, bị điệu về bãi bắn”
– Tiếng đàn biểu tượng cho tư tưởng, thế giới nghệ thuật của Lorca cũng bị hành hình như chủ nhân của nó “ tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan” “ tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy”
– Tuy vậy trước cái chết chàng vẫn hiên ngang, bất khuất, chủ động, kiêu hãnh “đi như người mộng du”, “bơi sang ngang trên chiếc ghi ta màu bạc”, “ném lá bùa”, “ném trái tim”…
3.Lorca và sự bất tử
– So sánh “ tiếng đàn như cỏ mọc hoang” , “ không ai chôn cất tiếng đàn” và chuỗi li la li la –> sức sống kì diệu của tiếng đàn và nghệ thuật mà Lorca để lại và khẳng định sự bất tử của người nghệ sỹ.
– Hình ảnh “giọt nước mắt vầng trăng. ..đáy giếng” –> gợi nỗi đau lớn, khôn nguôi của nhân loại tiến bộ khi mất Lorca.
III.Đánh giá chung
– Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng Lorca
– Sự đồng cảm, tri âm, ngưỡng mộ của Thanh Thảo với Lorca
– Hình ảnh tượng trưng, siêu thực, nghệ thuật so sánh, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, kết hợp giữa thơ và nhạc kết hợp tạo nên vẻ đẹp cho hình tượng
C. Kết bài 0,25—
Xem thêm :

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *