Đề thi thử THPT QG môn văn trường Hậu Lộc 1

SỞ GD & ĐT THANH HÓA                     ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1
TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 1                                 Năm học: 2017-2018
                                                                                 Môn: Ngữ Văn 12
                                                            Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
    Đọc – hiểu (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện những yêu cầu nêu ở dưới:       
Một ước mơ phù hợp là yếu tố quan trọng góp phần làm nên một việc có ý nghĩa. Ước mơ là hình ảnh của những điều nằm trong tâm trí ta, và nếu bạn là người có quyết tâm thì bạn sẽ tìm cách đạt được nó. Những người làm nên nghiệp lớn trên thế giới đều là những người biết mơ ước.
          Ước mơ không bao giờ hình thành ở những người thờ ơ, lười biếng hay thiếu tham vọng. Bạn hãy đặt ra những ước mơ nằm trong khả năng của mình và lên kế hoạch cụ thể để từng bước hiện thực hóa chúng. Trong khi vạch ra kế hoạch cụ thể để đạt được thành công, cả trong sự nghiệp lẫn cuộc sống thường ngày, bạn đừng bị lung lay hay nhụt chí bởi những người xem bạn như là kẻ mơ mộng. Để đạt được thành công như mong muốn trong một thế giới đang có nhiều thay đổi này, bạn phải học hỏi tinh thần của các bậc tiền bối – những người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự phát triển của văn minh nhân loại. Tinh thần ấy là dòng huyết mạch của sự phát triển và là cơ hội để bạn giải phóng hết năng lực tiềm ẩn của mình. Hãy biết quên những ước mơ không thành của ngày hôm qua. Thay vào đó, cần biến ước mơ của ngày mai thành những công việc cụ thể, để một ngày không xa trong tương lai, chúng sẽ trở thành hiện thực.
           Ước mơ không phải là cái sẵn có, cũng chẳng phải là cái không thể có. Ước mơ chính là con đường chưa được định hình, là hình ảnh của những điều nằm trong tâm trí bạn mà nếu có đủ quyết tâm, bạn hoàn toàn có thể hiện thực hóa chúng.
           Nếu bạn tin tưởng vào những ước mơ của mình thì hãy cố gắng thực hiện bằng tất cả…”
(“Không gì là không thể”, George Matthew Adams)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.(0.5 điểm)
Câu 2. Nội dung cơ bản của văn bản là gì? (0.5 điểm)
Câu 3. Để hiện thực hóa ước mơ trong tâm trí của mình, tác giả văn bản trên khuyên chúng ta cần phải làm như thế nào? (1.0 điểm)
Câu 4. Thông điệp nào trong văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Lí giải vì sao? (1.0 điểm)
Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm)
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề được đặt ra trong văn bản phần Đọc – hiểu: “Những người làm nên nghiệp lớn trên thế giới đều là những người biết mơ ước”.
Câu 2: (5.0 điểm)
            Có ý kiến cho rằng“Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa-  đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến…”. (Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.87).
           Anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua việc cảm nhận đoạn thơ sau:
“…Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
                                             Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
     Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.
 
          Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
                                             Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
     Có nhớ dáng người trên độc mộc
        Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa…”
(Tây Tiến – Quang Dũng)
 
                                       ————- HẾT ————
                            (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
 
Họ tên học sinh……………………….Số báo danh……………………….
 

SỞ GD & ĐT THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 1
 
 
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA-LẦN 1
NĂM HỌC 2017 – 2018
MÔN NGỮ VĂN 12
 (HDC gồm 4 trang)

 

Phần                                                 Nội dung Điểm
I Đọc hiểu: 3,0
Câu 1 Phương thức biểu đạt chính là nghị luận. 0.5
Câu 2 Nội dung:
Bàn về vai trò của ước mơ, khuyên con người biết ước mơ phù hợp với khả năng để có thể hiện thực hóa ước mơ.
 
0.5
Câu 3 Những lời khuyên của tác giả nhằm hiện thực hóa ước mơ như:
– Đặt ra những ước mơ nằm trong khả năng của mình và lên kế hoạch cụ thể.
– Đừng bị lung lay hay nhụt chí bởi người khác.
– Phải học hỏi tinh thần của các bậc tiền bối.
– Biết quên những ước mơ không thành của ngày hôm qua, biến ước mơ của ngày mai thành những công việc cụ thể…
1.0
Câu 4 HS trình bày ý kiến cá nhân về sự lựa chọn của mình và có cách lí giải hợp lý. ( Ví dụ: Sống cần phải có ước mơ vì ước mơ giúp cho cuộc sống có ý nghĩa  hơn….  )
 
1.0
 II Làm văn: 7,0
Câu 1 a.  Yêu cầu về kĩ năng:
 – Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận 200 chữ ( tổng – phân – hợp).
+ Đủ kết cấu của đoạn văn gồm:
Phần mở đoạn: Giới thiệu được vấn đề nghị luận.
Phần phát triển đoạn: Triển khai được vấn đề nghị luận.
Phần  kết đoạn: Rút ra được bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
– Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Những người làm nên nghiệp lớn trên thế giới đều là những người biết mơ ước.
b. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân:
– Triển khai cụ thể:
* Giải thích:
– Những người làm nên nghiệp lớn là những người đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp (chính trị, kinh tế, văn hóa,…), có ảnh hưởng lớn trong xã hội, được mọi người ngưỡng vọng.
– Ước mơ là những gì tốt đẹp mà con người thường hướng đến; nó là động lực, là ngọn đuốc dẫn đường để đi đến thành công, góp phần quan trọng vào việc làm nên “nghiệp lớn” của con người.
*Bàn luận:
– Trong cuộc sống, con người phải có ước mơ; vì có ước mơ, con người sẽ có động lực phấn đấu để biến những ước mong thành hiện thực.
– Để đạt được ước mơ đòi hỏi con người phải nỗ lực, vượt qua những khó khăn, thử thách, phải biết chấp nhận thất bại để vươn lên. Điều này càng quan trọng đối với những người muốn làm nên “nghiệp lớn”. (Lấy dẫn chứng từ thực tiễn đời sống).
* Bài học:
– Ước mơ luôn đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của mỗi con người.
– Ước mơ phải phù hợp với điều kiện, khả năng của bản thân, những chuẩn mực đạo đức và pháp luật của xã hội.
– Phê phán những người sống thiếu ước mơ, lý tưởng, luôn bằng lòng với thực tại…
c. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu : Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ đặt câu.
0,25
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1,25
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
0,25
 
0,25
Câu 2 a.Yêu cầu về kĩ năng:
–  Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết;
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Quang Dũng là một hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa – đặc biệt khi viết về người lính Tây Tiến.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm ( trong đó sử dụng các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận), biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và dẫn chứng.
0,25
 
 
 
 
0,25
 
 
 
 
 
0,25
 1.Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận.
– Quang Dũng là người nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. Ở phương diện thơ ca, Quang Dũng là một hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa – đặc biệt khi viết về người lính Tây Tiến.
Giải thích ý kiến: phóng khoáng: không bị gò bó theo bởi những khuôn mẫu hoặc những cách viết có sẵn; hồn hậu: hiền từ, chất phác; lãng mạn: vượt lên trên thực tế cuộc sống để phản ánh theo ý muốn chủ quan, dùng trí tưởng tượng bay bổng để lý tưởng hóa vẻ đẹp của hình tượng; tài hoa: tài về nghệ thuật, văn chương, sử dụng ngôn từ điêu luyện. Nhận xét tuy ngắn gọn nhưng đã thể hiện sâu sắc được nét phong cách nghệ thuật độc đáo của Quang Dũng.
“Tây Tiến” sáng tác 1948, là bài thơ viết về người lính Tây Tiến, một đơn vị quân đội mà QD từng tham gia và mãi nhớ về. Bài thơ được xem là thi phẩm xuất sắc về đề tài người lính trong kháng chiến chống Pháp và cũng là bài thơ thể hiện tập trung nhất phong cách nghệ thuật của Quang Dũng. Toàn bài thơ tác giả đã dựng nên hình tượng người lính Tây Tiến kiêu hùng, lãng mạn, hào hoa và bi tráng trên chiến trường miền tây đầy dữ dội, hoang sơ nhưng cũng rất đỗi thơ mộng, trữ tình.
– Đoạn thơ là 8 câu giữa bài thơ (từ câu 15->22) tập trung khắc họa vẻ đẹp lãng mạn, hào hoa của người lính Tây Tiến, một vẻ đẹp mang đặc trưng riêng của người lính trong thơ Quang Dũng.
0,5
2. Phân tích, chứng minh:
* Người lính Tây Tiến đa phần là những học sinh, sinh viên trí thức Hà Thành, có cả những nghệ sĩ tài hoa. Vì vậy bản thân họ đã là những chàng trai lãng mạn, hào hoa, trẻ tuổi, trẻ lòng. Đặc biệt hơn, khi họ được khắc họa qua hồn thơ phóng túng, lãng mạn, tài hoa của Quang Dũng thì những khí chất ấy lại càng được bộc lộ đậm nét hơn bao giờ hết..
* 4 Câu thơ đầu: Vẻ đẹp lãng mạn, hào hoa, đa tình của những chàng lính trẻ trong đêm tình quân dân.
– Đó là một niềm vui háo hức nhập cuộc: ”Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa”.
+ Bừng lên là một nguồn ánh sáng đột ngột, xuất hiện bất ngờ, mãnh liệt. Cái bừng lên đó phải chăng không phải phát ra từ ánh sáng của ngọn đuốc mà nó phát khởi từ trong lòng người lính, phát khởi từ tình yêu đời say mê của những chàng trai trẻ tuổi, trẻ lòng. Và cái bừng lên đó cũng là sự sáng tạo trong lối sử dụng ngôn từ giầu tính tạo hình đầy tài hoa của Quang Dũng.
+ Đuốc hoa: Ánh sáng của những ngọn đuốc rừng bập bùng trong đêm đã trở thành hội đuốc hoa trong cái nhìn lãng mạn, bay bổng của người lính Tây Tiến. Hội đuốc hoa gợi liên tưởng thi vị, tình tứ, đem đến niềm vui náo nức, rạo rực cho lòng người, đêm liên hoan trở nên tưng bừng hơn bao giờ hết.
– Đó là tâm trạng ngất ngây, mê đắm trong tiếng khèn, điệu múa:
+ Kìa + tự bao giờ: cảm xúc ngỡ ngàng đầy thú vị, sự trìu mến của những người lính trẻ với những thiếu nữ miền sơn cước.
+ Hình ảnh: em xiêm áo, man điệu nàng e ấp...: ngất ngây, mê đắm, vui say
=> Một đêm tình quân dân nồng nàn cuốn hút, những người lính háo hức, say mê, nhập cuộc với không khí vui tươi, rộn ràng, say mê, ngây ngất theo tiếng khèn, điệu múa uyển chuyển và vẻ đẹp huyền bí của những sơn nữ miền tây.
* Bốn câu sau: Vẻ đẹp lãng mạn, hào hoa, đa cảm trước nét đẹp thơ mộng, trữ tình của thiên nhiên miền tây:
– BP điệp cấu trúc: có thấy, có nhớ… -> thể hiện nỗi nhớ nhưng đầy trăn trở hướng về cảnh và người miền tây.
– Hình ảnh:
+ Chiều sương, hồn lau: không gian hoang vu, hiu quạnh như chạm, khắc cái hồn riêng của núi rừng miền tây trong nỗi nhớ của người lính.
+ Dáng người trên độc mộc: dáng tạo sự mảnh mai, uyển chuyển, độc mộc gợi sự rắn rỏi, khỏa khoắn-> nét đẹp độc đáo của con người miền tây.
+ Dòng nước lũ hoa đong đưa: đong đưa chứ không phải đung đưa ->
=>Một nét cảm nhận thật tinh tế, tài hoa về vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của thiên nhiên và con người miền tây.
 
2,75
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
3. Đánh giá
– Đoạn thơ đã tập trung làm nổi bật vẻ đẹp lãng mạn, hào hoa, đa tình của người lính Tây Tiến, một nét đặc trưng riêng của hình tượng người lính trong thơ ca kháng chiến chống Pháp.
– Đoạn thơ một lần nữa thể hiện rõ nét phong cách thơ Quang Dũng Quang Dũng là một hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa – đặc biệt khi viết về người lính Tây Tiến.
0,5
  d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy  nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề cần nghị luận. 0,25
  e. Chính tả, dùng từ, đặt câu : Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ đặt câu. 0,25

Lưu ý:

  • Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.

     –   Giám khảo linh hoạt khi chấm bài. Thưởng điểm cho bài viết sáng tạo, giàu chất văn.
 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2
TRƯỜNG THPT HẬU LỘC I                                       MÔN: Ngữ văn 12
                                                                                           Năm học: 2017- 2018
                                                                Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
                                                                                                Đọc hiểu (3điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới
Tôi đi theo bước chân của một trong những người sáng lập quỹ từ thiện Tình thương (nơi quản lí chuỗi quán cơm 2000 đồng mang tên Nụ cười) xuống quán Nụ cười 4 tại 132 Bến Vân Đồn, quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. Năm quán cơm từ thiện như vậy đã được thành lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và thu hút sự chú ý khá lớn của dư luận. Nhiều người cho rằng, mô hình này là không tưởng bởi cơm bán với giá 2000 đồng thì làm sao những người khởi xướng có thể duy trì. Người khác lại phê phán chuỗi quán sẽ phá vỡ quy luật kinh tế học, tạo cơ hội cho người có tiền vào ăn cơm của người nghèo, làm ảnh hưởng tới các quán cơm bình dân khác.
[… ] Khác hoàn toàn với suy nghĩ “duy lí” của nhiều người, chuỗi năm quán cơm vẫn được vận hành suốt từ tháng 10 năm 2012, thời điểm quán cơm số 1 ra đời. Mỗi quán vẫn cung cấp trung bình từ 400 đến 700 suất ăn từ thiện mỗi ngày, mỗi suất ăn có đầy đủ thịt cá, rau, canh và hoa quả như suất ăn 20 000 đồng ở các quán bình thường khác. Có những “đại gia” đã viện trợ “thầm lặng” 1 000 000 000 đồng cho quán, có những nhà hảo tâm thử tới ăn một suất cơm và “trả” 100 000 000. Số người ăn một suất cơm rồi đóng góp 500 000 đồng hay 1 000 000 đồng không đếm hết. “Người tốt đông như quân Nguyên. Có những người đến lặng lẽ để lại một bao gạo rồi lặng lẽ ra đi. Có hai ông bà già nghèo đã đóng 4000 đồng cho hai suất ăn nhưng lại đóng thêm 8000 đồng nữa giúp những người nghèo khác.” – Người sáng lập chuỗi quán nghẹn ngào kể lại.
[…] Người sáng lập quán cơm cho rằng vẫn có khoảng 10% người lợi dụng, nhưng “Chúng tôi lại coi đó là cách để cho họ hiểu một bài học về lòng nhân ái. Người giàu vào ăn chúng tôi không đuổi ra mà vẫn trân trọng như người nghèo. Chúng tôi không bán cơm mà bán cho họ hương vị của lòng tốt.”
Tôi lại bất ngờ một lần nữa với năm chữ “hương vị của lòng tốt”. Lần này thì không chỉ là bất ngờ mà còn là sự ám ảnh. Sau khi ăn một suất cơm 2000 đồng và trả 500 000 đồng, tôi vẫn nghĩ mình đã trả quá rẻ để thưởng thức thứ “hương vị của lòng tốt” ấy, thứ mà những toan tính thiệt hơn, duy lí đã khiến tôi quên lãng, thậm chí nghĩ rằng nó không còn tồn tại nữa. Tôi đã nhầm và có thể nhiều người khác nữa cũng đã nhầm. “Hương vị của lòng tốt” vẫn tồn tại ở nhiều nơi trên đất nước hình chữ S này, dưới hình thức này hay hình thức khác, bằng cách này hay cách khác. “Hương vị của lòng tốt” không mất đi đâu cả bởi nó nằm một phần trong bản chất con người, chỉ có niềm tin vào thứ hương vị ấy đã nhạt phai. Đánh thức lại niềm tin vào “hương vị của lòng tốt” sẽ mở ra nhiều khoảng trời tốt đẹp mới trong đời sống của mỗi cá nhân và toàn xã hội.
(Lê Khánh Duy, báo điện tử tamnhin.net, ngày 20-9-2014)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ trong văn bản trên (0,5đ)
Câu 2. Xác định nội dung chính được đề cập trong văn bản (0,5đ)
Câu 3 Vì sao với những người lợi dụng vào quán ăn cơm, người sáng lập quán cơm Nụ cười lại muốn “bán cho họ hương vị của lòng tốt”?(1.0đ)
Câu 4. Thái độ, cảm xúc của nhân vật “ tôi” trong văn bản trên như thế nào? Vì sao? ( 1.0đ)

  1. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1(2,0 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lòng tốt trong cuộc sống hôm nay.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn văn sau:
(…) Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về(…) 
(Người lái đò Sông Đà- Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12 Nâng cao,Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr. 157)
 
(…) Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn,vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả(…)
(Ai đã đặt tên cho dòng sông?– Hoàng Phủ Ngọc Tường,Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr. 179)
 
———————————Hết—————————-
 
Thí sinh không sử dụng tài liệu.
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
 
SỞ GD và ĐT THANH HÓA                              HƯỚNG DẪN CHẤM
TRƯỜNG THPT HẬU LỘC I                   ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2
                                                                                     MÔN: Ngữ văn 12
                                                                                   Năm học: 2017- 2018
                                                                  Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
 
ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu Nội dung Điểm
  a. Yêu cầu về kĩ năng
– Thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản;
– Diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức
– HS cần làm rõ các vấn đề:
 
1 Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí/ Chính luận 0,5
2 Nội dung chính được đề cập trong văn bản: Những suy nghĩ, cảm xúc của người viết về “Hương vị của lòng tốt” trong cuộc sống. Khẳng định vai trò, giá trị của lòng tốt. 0,5
3 Với những người lợi dụng vào quán ăn cơm, người sáng lập quán cơm Nụ cười lại muốn “bán cho họ hương vị của lòng tốt” vì:
– Quán cơm không phân biệt đối xử, họ yêu thương người nghèo và vẫn luôn tôn trọng người giàu.
– Đó là cách để cho họ hiểu một bài học về lòng nhân ái. ( Bởi họ là những người nghèo về tình thương và nhân cách. Họ không biết chia sẻ, thiếu lòng tự trọng, thiếu niềm tin vào tình người. Họ cần được bán cho “hương vị của lòng tốt”).
 
 
0,5
 
0,5
4 Thái độ, cảm xúc của nhân vật “ tôi” trong văn bản trên:
Bất ngờ, ngạc nhiên vì sự hoạt động,  vì tính chất và ý nghĩa của quán cơm Nụ cười
Ám ảnh vì ( Sau khi ăn một suất cơm 2000 đồng và trả 500.000) mình đã trả quá rẻ  để thưởng thức thứ “ hương vị của lòng tốt”…..
Bừng ngộ nhận ra mình đã nhầm và có thể nhiều người khác cũng đã nhầm vì tưởng rằng lòng tốt đã mất đi nhưng thực chất là vẫn còn, còn ở nhiều nơi trên đất nước..
– Bộc lộ niềm tin vào lòng tốt trong cuộc sống. Hi vọng mở ra nhiều khoảng trời tốt đẹp mới trong đời sống của mỗi cá nhân và toàn xã hội
 
0,25
 
0,25
 
0,25
 
 
0,25
  1. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu Nội dung Điểm
1 Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lòng tốt trong cuộc sống hôm nay. 2,0
a. Yêu cầu về kĩ năng:
– Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận; Có đủ mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn.
– Xác định đúng vấn đề bàn luận.
– Lập luận chặt chẽ, vận dụng kết hợp các thao tác lập luận.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, cơ bản nêu được các vấn đề sau:
– Nêu vấn đề cần nghị luận: Lòng tốt của con người. 0,25
* Giải thích: Lòng tốt là gì? Nhận diện người có lòng tốt và biểu hiện?
– Lòng tốt là những hành động, việc làm cao đẹp xuất phát từ tấm lòng nhằm giúp đỡ người khác.
– Người có lòng tốt sẵn sàng cảm thông, chia sẻ; luôn nhường nhịn, hi sinh; không bao giờ tranh giành quyền lợi hay ghen ghét, đố kị, cũng không nghĩ xấu, nói xấu cho ai…
– Biểu hiện của lòng tốt.
* Giá trị của lòng tốt:
– Lòng tốt đem lại giá trị vật chất và tinh thần cho cá nhân và cộng đồng xã hội.
– Lòng tốt là của cải vật chất, là tài sản tinh thần vì vậy khi đem trao tặng người nhận thực sự hạnh phúc mà người cho cũng thấy hân hoan. Lòng tốt tiếp thêm cho con người lòng tin, hi vọng, nghị lực. Chẳng hạn: nhờ những   người tốt ở trên đời sẵn lòng giúp đỡ nên những trẻ em nghèo không nản chí, nản lòng đã cố gắng phấn đấu học hành; những phạm nhân từng một thời lầm lỗi yên tâm cải đổi trên hành trình về với nhân tâm.,…
* Bàn luận mở rộng:
– Lòng tốt là của cải nhưng lòng tốt không mua được bằng tiền; lòng tốt cho đi mà không vơi, không mất. Vì thế, lòng tốt quý hơn của cải. Lòng tốt là tài sản tinh thần vô giá.
– Tuy nhiên con người không phải ai cũng tốt, cái ác vẫn còn tồn tại. Vì tham lam, đố kị, vì bổng lộc, quyền hành, thậm chí vì những thứ hão huyền, vô nghĩa đôi khi người ta vẫn ứng xử với nhau thật tàn nhẫn: vu oan, trù dập, gạt lừa,…
*  Bài học nhận thức và hành động: Phê phán, lên án và đấu tranh chống lại cái ác; quý trọng người có lòng tốt; nâng niu, nuôi dưỡng hạt mầm thương yêu đểlòng tốtnảy nở từ những việc làm nhỏ nhất, mặt khác không để lòng tốt bị lợi dụng.
1,5
– Khẳng định lại vấn đề. 0,25
2 Cảm nhận hai đoạn văn trong Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường 5,0
a. Yêu cầu về kĩ năng:
– Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận; Có đủ Mở bài, Thân bài , Kết bài.
– Xác định đúng vấn đề nghị luận, biết triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, lập luận phải chặt chẽ, biết kết hợp các thao tác lập luận.
– Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể sắp xếp, trình bày ý theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được các vấn đề:
 
  1. Vài nét về tác giả và tác phẩm
– Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ lớn, với phong cách nghệ thuật độc đáo, nổi bật là nét tài hoa, uyên bác, đặc biệt sở trường về tuỳ bút. Người lái đò Sông Đà là một tuỳ bút đặc sắc, kết tinh nhiều mặt của phong cách Nguyễn Tuân, viết về vẻ đẹp và tiềm năng của thiên nhiên và con người Tây Bắc.
– Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nghệ sĩ tài hoa, mang đậm chất Huế, có nhiều thành tựu về thể kí. Ai đã đặt tên cho dòng sông? là một tuỳ bút giàu chất trữ tình viết về vẻ đẹp sông Hương với bề dày lịch sử và văn hoá Huế, rất tiêu biểu cho phong cách của ông.
0,5đ
2. Cảm nhận về 2 đoạn văn
a.Về đoạn văn trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà
– Nội dung
+ Đoạn văn tập trung miêu tả vẻ đẹp đầy chất tạo hình của sông Đà với hình dáng thơ mộng, đường nét mềm mại, ẩn hiện; màu sắc dòng nước biến đổi tương phản theo mùa, gây ấn tượng mạnh.
+ Hiện diện một cái tôi Nguyễn Tuân đắm say, nồng nhiệt với cảnh sắc thiên nhiên, tinh tế và độc đáo trong cảm nhận cái đẹp.
– Nghệ thuật
+ Hình ảnh, ngôn từ mới lạ; câu văn căng tràn, trùng điệp mà vẫn nhịp nhàng về âm thanh và nhịp điệu.
+ Cách so sánh, nhân hoá táo bạo mà kì thú; lối tạo hình giàu tính mĩ thuật, phối hợp nhiều góc nhìn theo kiểu điện ảnh.
b. Về đoạn văn trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?
– Nội dung
+ Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp sông Hương theo thuỷ trình của nó, với những vẻ uyển chuyển, linh hoạt của dòng chảy; vẻ biến ảo của màu sắc; vẻ uy nghi trầm mặc của cảnh quan đôi bờ.
+ Toát lên một tình yêu xứ sở sâu nặng, đằm thắm, một cách cảm nhận bình dị mà tinh tế của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
– Nghệ thuật
+ Hình ảnh chân thực mà gợi cảm; câu văn kéo dài mà khúc chiết, thanh điệu hài hoà, tiết tấu nhịp nhàng.
+ Lối so sánh gần gũi và xác thực, sử dụng nhuần nhuyễn các địa danh và cách nói của người Huế.
3.Về sự tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn văn
Tương đồng. Cùng miêu tả vẻ đẹp phong phú và biến ảo của sông nước, cùng bộc lộ tình yêu mãnh liệt dành cho thiên nhiên xứ sở với một mĩ cảm tinh tế, dồi dào; cùng bao quát sông nước trên nền cảnh khoáng đạt của không gian và thời gian, cùng được viết bằng một thứ văn xuôi đậm chất trữ tình, giàu hình ảnh, âm thanh và nhịp điệu.
– Khác biệt. Đoạn văn của Nguyễn Tuân: trội về cảm xúc nồng nàn, cảm giác sắc cạnh, liên tưởng phóng túng, so sánh táo bạo; cảnh sắc được bao quát từ nhiều góc nhìn khác nhau, theo nhiều mùa trong năm. Đoạn văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường: trội về cảm xúc sâu lắng, cảm giác gắn với suy tư; cảnh sắc được bao quát từ cùng một góc nhìn mà nương theo thuỷ trình để nắm bắt sự biến đổi của sông nước qua từng chặng, từng buổi trong ngày.
 
 
 
1,0
 
 
0,5
 
 
0,25
 
 
0,25
 
 
1,0
 
 
0,5
 
0,25
 
 
0,25
 
 
0,25
 
 
 
 
0,25

Lưu ý :Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về kiến thức. Trên đây chỉ là những ý cơ bản cần đáp ứng, việc cho điểm cụ thể GK cần linh hoạt  trên cơ sở bài làm của thí sinh. Thưởng điểm cho những bài viết hay, sáng tạo, giàu cảm xúc, giàu chất văn.
 

SỞ GD&ĐT THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HẬU LỘC I
 
ĐỀ CHÍNH THỨC
THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG LẦN 3
NĂM HỌC 2017 – 2018
    MÔN THI: NGỮ VĂN 12
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Phn I. Đọc hiu (3,0 đim)
                   Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu
          Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho người khác đó là năng lực tạo ra hạnh phúc, bao gồm năng lực làm người, năng lực làm việc và năng lực làm dân.
          Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện – ác, chân – giả, chính – tà, đúng – sai…, biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa tình yêu thương và giàu lòng trắc ẩn. Năng lực làm việc là khả năng giải quyết được những vấn đề của cuộc sống, của công việc, của chuyên môn, và thậm chí là của xã hội. Năng lực làm dân là biết được làm chủ đất nước là làm cái gì và có khả năng để làm được những điều đó. Khi con người có được những năng lực đặc biệt này thì sẽ thực hiện được những điều mình muốn. Khi đó, mỗi người sẽ trở thành một tế bào hạnh phúc, một nhà máy hạnh phúc và sẽ ngày ngày sản xuất hạnh phúc cho mình và cho mọi người.
          Hạnh phúc là một quyền mà bất cứ ai đều được hưởng. Nó không phân biệt với bất kỳ ai. Bạn chưa được hạnh phúc chẳng qua là do bạn không làm gì để có được nó mà thôi. Hạnh phúc là đơn sơ nhưng nó cũng không đến với những ai không xứng đáng. Hạnh phúc chỉ đến với những ai biết cảm nhận và chấp nhận chứ không đến với những kẻ truy lùng hạnh phúc.
          Xã hội mở ngày nay làm cho không có ai là nhỏ bé trên cuộc đời này, trừ khi tự mình muốn nhỏ bé”. Ai cũng có thể trở thành những con người lớn bằng hai cách, làm được những việc lớn hoặc làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn. Và khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn. Khi đó, ta không chỉ có những khoảnh khắc hạnh phúc, mà còn có cả một cuộc đời hạnh phúc. Khi đó, tôi hạnh phúc, bạn hạnh phúc và chúng ta hạnh phúc. Đó cũng là lúc ta thực sự chạm vào hạnh phúc!.
(Để chạm vào hạnh phúc- Giản Tư Trung, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 21 – 9 – 2016)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0,5 điểm)
Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản. (0,5 điểm)
Câu 3. Anh/chị hãy giải thích nghĩa hàm ý của 02 cụm từ nhỏ bé và con người lớn”. (1,0 điểm)
Câu 4. Theo quan điểm riêng của mình, anh (chị) chọn cách “chạm” vào hạnh phúc bằng việc làm những việc lớn hay “làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn. Vì sao? (1,0 điểm)
Phn II. Làm văn (7,0 đim)
Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến nêu ở phần Đọc hiểu: Hạnh phúc chỉ đến với những ai biết cảm nhận và chấp nhận chứ không đến với những kẻ truy lùng hạnh phúc”.
Câu 2. (5,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Dường như nhà văn nào cũng có khát vọng đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người.
Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp ẩn sâu trong tâm hồn người vợ nhặt trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân. Từ đó, liên hệ với nhân vật thị Nở trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao để thấy điểm gặp gỡ của hai nhà văn trong quan niệm về vẻ đẹp con người.
— Hết —
 
 
 
Thí sinh không sử dụng tài liệu.
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
SỞ GD và ĐT THANH HÓA                              HƯỚNG DẪN CHẤM
TRƯỜNG THPT HẬU LỘC I                   ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 3
                                                                                      MÔN: Ngữ văn .
                                                                                    Năm học: 2017- 2018
                                                                                     Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
 

                                                  Đáp án Điểm
Phần I   3,0
Câu 1 Phong cách ngôn ngữ báo chí/chính luận 0,5
Câu 2 Nội dung chính của văn bản trên:
– Khẳng định con người có năng lực tạo ra hạnh phúc, bao gồm: năng lực làm người, làm việc, làm dân.
– Để chạm đến hạnh phúc con người phải trở thành “con người lớn” bằng hai cách: làm việc lớn hoặc làm việc nhỏ với tình yêu lớn.
→ Con người tự tạo ra hạnh phúc bằng những vệc làm đúng đắn, phù hợp với yêu cầu của xã hội dù đó là việc lớn hay nhỏ.
0,5
Câu 3 –    Nghĩa hàm ý của cụm từ “nhỏ bé”: tầm thường, kém cỏi, tẻ nhạt…
–    Nghĩa hàm ý của cụm từ  “con người lớn”: danh giá, cao đẹp, tự do thể hiện mình, khẳng định giá trị bản thân, thực hiện những ước mơ, sống cao đẹp, có ích, có ý nghĩa…
 
0,5
0,5
Câu 4 HS lựa chọn quan điểm riêng cho mình miễn là lập luận thuyết phục.
Gợi ý: Nêu ít nhất 02 lí do thuyết phục để khẳng định lối sống mình chọn theo quan điểm riêng của bản thân.
Làm những việc lớn” gắn với ước mơ, lí tưởng hào hùng, lối sống năng động, nhiệt huyết, tràn đầy khát vọng.
– Còn “tìm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn” lại chú trọng đến niềm đam mê, cội nguồn của sáng tạo.
 
1,0
PhầnII   7,0
Câu 1
 
Hạnh phúc chỉ đến với những ai biết cảm nhận và chấp nhận chứ không đến với những kẻ truy lùng hạnh phúc.  
Yêu cầu:
– HS nêu rõ quan điểm của mình về vấn đề y/c:
– Lập luận thuyết phục, có lý lẽ và dẫn chứng cụ thể
– Đoạn văn đảm bảo dung lượng 200 chữ
– Có thể trình bày theo quy nạp, diễn dịch, song hành, Tổng- phân –Hợp…
– Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu….
 
Gợi ý:  
* Giải thích:
– “Hạnh phúc” là cảm giác vui sướng, mãn nguyện khi ta đạt được những mong ước tốt đẹp. Biết cảm nhận và“chấp nhận” là thái độ thỏa mãn, nâng niu, trân trọng và vui vẻ với những gì mình đang có.  “Những kẻ truy lùng” đó là những kẻ khao khát có được hạnh phúc đến điên đảo, sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn, mánh khóe để đạt được tham vọng.
→ Câu nói đã chỉ ra cho chúng ta con đường đến với hạnh phúc
 * Bàn luận
– “Hạnh phúc” chỉ đến với những ai biết “cảm nhận và chấp nhận”. Vì họ chính là người có trái tim nhạy cảm, biết lắng nghe, yêu thương, chia sẻ và biết đón nhận vẻ đẹp của cuộc đời. Nhờ đó mà tâm hồn họ luôn luôn rộng mở, nhẹ nhàng, thanh thản, thỏa mãn và vô cùng phong phú. Tuy nhiên, “cảm nhận” và “chấp nhận” không có nghĩa là ta cho phép mình tự mãn, thỏa hiệp, mặc cho số phận an bài. “Cảm nhận và chấp nhận” thôi, chưa đủ, chúng ta còn phải hành động, cố gắng, nỗ lực không ngừng thì mới có được “hạnh phúc” đích thực bởi trên đời này, không có thành quả nào tự nhiên mà có cả.
– Còn với những “kẻ truy lùng hạnh phúc” khắp nơi, hạnh phúc sẽ luôn luôn trốn chạy. Bởi, những kẻ truy lùng hạnh phúc khắp nơi không hề có khái niệm đúng về hạnh phúc, thứ mà họ có, chỉ có hai từ “tham vọng”: là giàu sang, là vật chất hay thứ gì đó lớn lao. Vì vậy  phê phán thay những kẻ tham ô công quỹ, làm “hạnh phúc” cho bản thân dựa trên sự hao hụt, suy yếu dần của đất nước.
* Bài học  
– Cần nhận thức sâu sắc về cách để dựng xây hạnh phúc: “hạnh phúc” là những gì đơn giản, gần gũi nhất quanh ta, hãy mở lòng và đón nhận cuộc sống này. Đồng thời, ta cũng không quên hành động, nỗ lực không ngừng để “hạnh phúc” với ta càng thêm ý nghĩa.
0,5
 
 
 
 
 
 
 
1,0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
0,5
Câu 2 *Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
c. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng
Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo các nội dung chính sau:
1.Giải thích ý kiến
Hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn con người là vẻ đẹp bên trong, vẻ đẹp nội tâm. Vẻ đẹp đó nếu chỉ nhìn ở vẻ bề ngoài không thể đoán định được.
2. Cảm nhận về vẻ đẹp ẩn sâu trong tâm hồn người vợ nhặt trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân
a. Giới thiệu vài nét về tác giả,tác phẩm và nhân vật người vợ nhặt
b.Vẻ đẹp ẩn sau trong tâm hồn của người vợ nhặt.
*Người phụ nữ có lòng ham sống, khát vọng sống mãnh liệt
Sự việc thị bám lấy Tràng cầu thân kiếm miếng ăn, theo không Tràng về làm vợ, trước hết là do sự thôi thúc của lòng ham sống. Người phụ nữ này không chấp nhận chịu chết, tìm mọi cách để bám víu lấy cái sống.
– Nhờ có lòng ham sống mà thị đã tạo nên những thay đổi kì diệu đối với con người và cuộc sống xung quanh mình.
* Người phụ nữ hiền thục, đúng mực, đảm đang, lễ phép, biết lo toan, vun vén, có ý thức xây dựng hạnh phúc gia đình
– Từ khi theo Tràng về làm vợ thị trở nên ý tứ, lễ phép khác hẳn với sự chao chát, chỏng lỏn trước đó.
– Thị thể hiện mình là người vợ đảm đang, người con dâu hiếu thảo: sáng hôm sau dậy sớm thu dọn nhà cửa, cùng mẹ chồng sắp xếp mọi thứ gọn gàng, ngăn nắp..
* Người phụ nữ hiểu chuyện, biết điều
– Chấp nhận gia cảnh nhà Tràng (chi tiết thị nén tiếng thở dài khi đứng trước căn nhà rúm ró của mẹ con Tràng, thái độ điềm nhiên và bát cháo cám đắng chát vào miệng…)
– Trong câu chuyện với Tràng và bà cụ Tứ, thị nói chuyện người đói đi phá kho thóc Nhật, tỏ ra là người hiểu biết…
* Thị gieo mầm sống, làm hồi sinh con người: Từ khi thị xuất hiện xóm ngụ cư như bừng lên sức sống, mẹ con Tràng và ngôi nhà của họ cũng thay đổi, trở nên vui tươi, rạng rỡ, phấn chấn…
c. Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Đặt nhân vật vào tình huống truyện độc đáo; diễn biến tâm lí được miêu tả chân thực, tinh tế; lối trần thuật hóm hỉnh, hấp dẫn…
d Đánh giá
– Nhân vật người vợ nhặt đã góp phần hiện thực hóa ý tưởng của Kim Lân khi viết truyện: Trong sự túng đói quay quắt, con người không nghĩ tới cái chết mà chỉ nghĩ tới cái sống. Khẳng định vẻ đẹp ẩn sâu trong tâm hồn nhân vật, Kim Lân thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người lao động ngay cả khi họ bị đẩy vào cảnh ngộ thê thảm; đồng thời cũng gửi tới người đọc thông điệp: thẳm sâu trong mỗi con người có bao điều đẹp đẽ mà nếu chỉ thoáng nhìn ta không thấy được; vì vậy muốn đánh giá con người phải tìm hiểu để thấy những điều còn tiềm ẩn trong họ.
3. Liên hệ với nhân vật thị Nở trong truyện ngắn “Chí Phèo” để thấy sự gặp gỡ của hai nhà văn trong quan niệm về vẻ đẹp con người
* Về nhân vật thị Nở
– Thị Nở là người đàn bà xấu xí, dở hơi, lại thuộc dòng họ nhà có hủi. Trong con mắt của người dân làng Vũ Đại, thị là người đáng bỏ đi. Người ta tránh thị như tránh một con vật rất “tởm”.
– Tuy nhiên, chính thị Nở là người đã khơi dậy đốm sáng nhân tính trong Chí Phèo. Tình cảm yêu thương và sự chăm sóc đầy ân tình của thị đã khiến Chí từ chỗ là con quỷ dữ của làng Vũ Đại lại khao khát quay trở về cuộc sống lương thiện. Thị Nở có một lòng tốt mà cả làng Vũ Đại không hề có.
* Nhận xét về sự gặp gỡ trong quan niệm của hai nhà văn về vẻ đẹp con người
– Vẻ đẹp của con người tỏa ra từ tâm hồn, phẩm chất, nhân cách.
– Đó là những vẻ đẹp tiềm ẩn, không dễ bộc lộ vì thế phải tìm tòi mới phát hiện được.
4. Khái quát, nâng cao
Phát hiện vẻ đẹp ẩn sâu trong tâm hồn con người là biểu hiện của tinh thần nhân đạo sâu sắc của các nhà văn. Đây cũng là cảm hứng chủ đạo trong văn học Việt Nam khi viết về số phận và vẻ đẹp của người lao động
– d. Sáng tạo
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu .
 
 
 
 
 
0,25
0,25
 
 
 
 
 
 
0,25
 
 
 
 
0,25
 
0,5
 
 
 
 
 
0,5
 
 
 
 
 
0,25
 
 
 
 
 
 
0,25
 
 
0,25
 
 
0,25
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
0,5
 
 
 
 
 
 
0,5
 
 
 
 
0,5
 
 
0,25
0,25

Lưu ý:

  • Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.

     –   Giám khảo linh hoạt khi chấm bài. Thưởng điểm cho bài viết sáng tạo, giàu chất văn.
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *