Đề thi thử THPT QG môn văn số 181

 
ĐỀ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
“Như tôi đã từng là một người trẻ, từng có những chọn lựa của mình, hôm nay tôi ở đây để nói về điều ấy. Tôi lớn lên ở Millington, Tennesssee, được gia đình bảo bọc, được bố mẹ dạy cho những bài học lớn.
Họ dạy tôi tôn trọng họ, coi trọng bản thân và mọi người dù mỗi người đều có sự khác biệt từ môi trường sống, lao động hay màu da. Bố mẹ không cho phép một người trẻ như tôi lúc ấy, nung nấu định kiến hay thù ghét, mà chỉ lòng trắc ẩn và tình yêu.
Đó có lẽ là lý do vì sao tôi có thể sống, làm việc và đặc biệt là trải nghiệm âm nhạc cùng với rất nhiều những con người tài năng, từ đàn ông đến phụ nữ, người đồng tính… Chỉ có tương trợ nhau thì mới tìm ra điểm chung.
Tôi hợp tác với họ không phải vì họ giống hệt tôi, mà vì họ nghĩ và cảm nhận như tôi. Sự thật chúng ta đều khác biệt, nhưng điều đó không có nghĩa chúng ta không thể làm những chuyện tốt đẹp tương tự.
Điều cốt lõi là bạn có thể không phải học từ ví dụ của tôi, mà từ những người vĩ đại đi trước. Với tôi, khoảnh khắc giúp tôi trưởng thành là khi tôi biết tới Al Green đáng kính, người cho thế giới bài học vỡ lòng có sức lan tỏa: “Hãy sống cùng nhau!”.
Nhiều tên tuổi như Michael Jackson, Aretha Franklin, Elton John, Garth Brooks, Stevie Wonder… chỉ cho tôi cách ở lại lâu trong lòng khán giả. Chỉ khi đó bạn mới trở thành một nhà vô địch.
Chiến binh của mọi chiến binh: Muhammad Ali. Ông đã tranh đấu vì vũ đài, vì hòa bình. Chúng ta đã mất ông nhưng đêm nay, tôi muốn dành để chia sẻ sự minh triết của ông. Ba điều này giúp ích cho tôi, và nó có thể giúp ích cho hành trình của bạn.
Điều đầu tiên, ông từng nói: “Đừng tính ngày tháng mà hãy biến ngày tháng trở nên đáng tính. Bây giờ bạn còn trẻ nhưng đừng bỏ qua bất kì khoảnh khắc nào”. Không chỉ bạn, mà thế hệ bạn sẽ có một ngày “kế thừa” thế giới này từ những người “lỗi thời” như tôi hay Kobe.
Điều thứ hai, ông từng nói: “Nghề dịch vụ khách hàng là để chi trả cho các khoản chi tiêu như thuê căn hộ để tồn tại trên trái đất này, vậy nên đàng hoàng, tử tế và công bằng”. Đó không chỉ là điều đúng đắn mà còn là điều tốt.
Điều cuối cùng, là những lời ghi nhớ khi có ai đó nói bạn đầu hàng hoặc bảo rằng bạn thua cuộc vì bạn không thể làm được gì khác.
Ali từng nói: “Không thể chỉ là từ dành cho một nhóm người cảm thấy thật dễ dàng hơn khi sống trong một thế giới được định sẵn thay vì khám phá nguồn năng lượng giúp họ thay đổi điều đó. Không thể không phải là thực tế. Nó chỉ là một quan điểm. Không thể không phải là lời tuyên bố. Nó là một thách thức. Không thể là tiềm năng. Không thể chỉ là tạm thời. Không thể chẳng là gì cả”.
Là người mới lên chức bố và từng là một người trẻ trong quá khứ, tôi ở đây để nói với bạn rằng sẽ có lúc bạn phạm sai lầm, bạn ngã quỵ. Tôi hay Ali cũng từng có những khi như thế mà. Nhưng chúng ta làm được gì sau khi vấp ngã mới là điều quan trọng, bởi không gì là không thể.
Đừng lãng phí tuổi thanh xuân. Hãy sống tốt với gia đình, bố mẹ có thể không phải là người hoàn hảo nhưng họ yêu bạn nhiều hơn bạn nghĩ. Họ cũng như các bạn ở đây, rồi họ cũng sẽ già đi, rất nhanh… Giờ thì hãy làm những điều “không thể” và trở thành thế hệ tuyệt vời nhất có thể”.
(Bài nói của nam ca sĩ Justin Timberlake khi nhận giải thưởng cao quý “Thành tựu Thế hệ” tại Teen Choice Awards 2016, Đức Tuấn trích dịch

  • Xác định phương thức biểu đạt chính củavăn bản.(0,5điểm)
  • Tại sao nói: Chỉ có tương trợ nhau mới tìm ra điểm chung?(1điểm)
  • Anh /chị hiểu như thế nào về câu nói: Đừng tính ngày tháng mà hãy biến ngày tháng trở nên đáng tính.(1điểm)
  • Theo anh/ chị tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua câu nói sau: Tôi hợp tác với họ không phải vì họ giống hệt tôi, mà vì họ nghĩ và cảm nhận như tôi.(0,5điểm)

PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Anh/Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu:    “… có lúc bạn phạm sai lầm, bạn ngã quỵ…. Nhưng chúng ta làm được gì sau khi vấp ngã mới là điều quan trọng, bởi không gì là không thể”.
Câu 2 (5,0 điểm)
Chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua nhân vật Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà nu” ( trích – Nguyễn Trung Thành ) và Việt trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” ( trích –  Nguyễn Thi ) .
——Hết——
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
TRƯỜNG THPT TRẦN CAO VÂN
ĐỀ MINH HOẠ
KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
Môn thi: NGỮ VĂN
(Đáp án – Thang điểm gồm có 02 trang)
Phần I  ĐỌC HIỂU    (3,0 điểm)
1-Phương thức biểu đạt chính: nghị luận(0,5điểm)
2- Nói “Chỉ có tương trợ nhau mới tìm ra điểm chung”vì:
-Tương trợ: giúp đỡ lẫn nhau. Điểm chung: là điểm gặp gỡ giữa mọi người, là điểm mà mọi người đều có. Đó là những gì thuộc về tính người, tình người, tình nhân loại.
+ Khi giúp đỡ lẫn nhau mỗi người sẽ hiểu mình và hiểu người khác, sẽ nảy sinh tình cảm, sự gắn bó, sự cảm thông, hiểu biết. Đó là sẽ là chất keo kết dính mọi người với nhau.(0,5 điểm)
+ Khi giúp đỡ lẫn nhau mỗi người sẽ nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của mình từ đó mới hoàn thiện bản thân mình, vươn đến những phẩm chất tốt đẹp của con người nói chung; (0,5 điểm)
3- Anh /chị hiểu như thế nào về câu nói: “Đừng tính ngày tháng mà hãy biến ngày tháng trở nên đáng tính”(1 điểm)
-Tính ngày tháng: là tính thời gian tồn tại của mỗi người trên cuộc đời này;(0,25 điểm)
-Ngày tháng trở nên đáng tính: trở nên đáng nhớ, có ý nghĩa đối với bản thân mình và với mọi người. (0,25 điểm)
-Ý nghĩa của câu nói: cuộc đời của mỗi con người không phải tính bằng thời gian chúng ta tồn tại trên cõi đời này mà ở chất lượng sống, ý nghĩa của cuộc sống như Bailey đã từng nói “điều quan trọng không phải chúng ta sống được bao lâu mà là chúng ta đã sống như thế nào”. Lẽ sống cống hiến, hy sinh vì những người thương yêu, vì nhân dân, đất nước, vì sự tiến bộ của nhân loại là một phương cách để con người tìm được ý nghĩa, giá trị sự sống của bản thân. (0,5 điểm)
. 4- Thông điệp mà tác tác giả muốn gửi gắm: trong hợp tác cần dựa vào sự tương đồng, phải biết chấp nhận/bỏ qua sự khác biệt.(0,5 điểm)
PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận.(0,25 điểm)
– Hình thức của một đoạn văn có đầy đủ: câu mở đoạn, các câu phát triển ý và câu kết đoạn. Đặc biệt, trong đoạn văn, học sinh cần làm nổi bật câu chủ đề (câu mang ý chính của toàn đoạn)
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.(0,5 điểm)
“… có lúc bạn phạm sai lầm, bạn ngã quỵ…. Nhưng chúng ta làm được gì sau khi vấp ngã mới là điều quan trọng, bởi không gì là không thể”.
* Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, rút ra bài học nhận thức và hành động.
* Từ việc giải thích phạm sai lầm,  ngã quỵ, không gì là không thể, học sinh nêu khái quát nội dung ý kiến:  Trong cuộc sống không ai không phạm sai lầm, không ai không vấp ngã nhưng vấn đề là thái độ của bạn trước sai lầm, vấp ngã đó bởi không gì con người không đạt tới được.
c- Bàn luận(1 điểm)
-Trong cuộc sống không ai không phạm sai lầm, không vấp ngã vì cuộc sống đầy những khó khăn, thử thách mà sự hiểu biết của con người là có hạn; hơn nữa nhiều khi chúng ta bị đặt vào những điều kiện, hoàn cảnh phức tạp không thể biết trước và phải quyết định tức thời.
– Nhưng vấn đề không phải bạn đã phạm phải sai lầm gì, vấp ngã như thế nào mà là thái độ của bạn trước sai lầm, vấp ngã đó. Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã chấp nhận nó như thế nào. ( A. Lincoln).
– Thái độ cần có:
+ Phải biết rút kinh nghiệm từ những sai lầm; phải biết đứng lên từ những vấp ngã, không được buông xuôi, đầu hàng, bỏ cuộc bởi không gì là không thể. Con người không chỉ khác con vật ở trí tuệ mà còn ở ý chí, nghị lực, ở ước mơ khao khát… nên không một đỉnh cao nào trong cuộc sống này mà con người không đạt tới được. Câu nói của nhà triết  học Pa xcan là bài học cho mỗi chúng ta: Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa nhưng là một cây sậy có tư tưởng.Chính nhờ tư tưởng mà chúng ta có thể chinh phục vũ trụ.
+ Để làm được điều đó mỗi người cần trang bị cho mình kiến thức, kĩ năng để có thể nhìn nhận vấn đề một cách sâu sắc, thấu đáo, tìm ra những hướng đi đúng đắn và tự tin thực hiện nó. Hơn nữa cần  phải có ý chí nghị lực để theo đuổi đến cùng mục tiêu, dự định của đời mình.…
– Bài học nhận thức và hành động:
d- Sáng tạo.(0,25 điểm)
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
Câu 2 (5,0 điểm)

Ý Nội dung Điểm
  Chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua  nhân vật Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà nu” ( trích – Nguyễn Trung Thành ) và Việt trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình”( trích- Nguyễn Thi ).  
 
1 Giới thiệu tác giả, tác phẩm 0,5
  a) Nguyễn Thi là nhà văn gaén boù saâu saéc vôùi nhaân daân Nam Boä thôøi choáng Mó. Oâng ñaõ xaây döïng ñöôïc nhöõng con ngöôøi hoàn nhieân, yeâu ñôøi, boäc tröïc, thủy chung với cách mạng, caêm thuø nguøn nguït ñoái vôùi quaân cöôùp nöôùc. Nhöõng ñöùa con trong gia ñình laø truyeän ngaén xuaát saéc cuûa Nguyeãn Thi. Thaønh coâng cuûa taùc giaû laø xaây döïng ñöôïc nhöõng nhaân vaät  nhö  Chieán, Vieät vaø chuù Naêm, tiêu biểu là Việt, một chàng trai mới lớn nhưng cũng là một chiến sĩ dũng cảm, gan góc, kiên cường.
b) Nguyễn Trung Thành là nhà văn của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ. Truyện ngắn Rừng xà nu đã xây dựng được một hệ thống nhân vật đại diện cho phẩm chất anh hùng của cộng đồng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó nổi lên là nhân vật Tnú kiên cường, bất khuất.
0,25
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
0,25
2. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng ở nhân vật Việt 1,5
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
a- Việt là đứa con của một gia đình nông dân Nam Bộ giàu truyền thống cách mạng, có mối thù riêng đối với quân giặc, khao khát được ra trận để trả thù cho ba má.
b- Ra traän Vieät trôû thaønh moät chieán só duõng caûm, gan goùc, lập được nhiều chiến công.
c- Ở Việt vẫn còn nét trẻ con. Nó làm cho chất anh hùng của Việt thêm phần độc đáo.
d- Nghệ thuật: Cách trần thuật theo dòng hồi tưởng, sử dụng những đoạn độc thoại, đối thoại, những chi tiết đặc sắc.
0,5
 
 
 
0,5
 
0,25
 
0,25
 
3. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng ở nhân vật Tnú 1,5
  a- Tnú là đứa con của làng Xô Man, thừa hưởng truyền thống bất khuất của làng. Từ nhỏ, Tnú đã tham gia cách mạng bất chấp sự khủng bố của kẻ thù, trung thành tuyệt đối với cách mạng.
b- Thoát ngục trở về, Tnú  tiếp tục cùng dân làng chiến đấu giành lại cuộc sống tự do..
c- Để buộc Tnú từ bỏ ý chí chiến đấu, kẻ thù đã sát hại vợ con anh, dùng giẻ tẩm nhựa xà nu đốt cháy mười ngón tay anh  nhưng Tnú vẫn kiên cường chịu đựng.
d- Được dân làng cứu sống, Tnú tiếp tục cầm  giáo, cầm súng đi tìm kẻ thù để đòi món nợ máu xương.
e- Nghệ thuật: Nhà văn đặt nhân vật vào nhiều mối quan hệ, tình huống, gắn với hình ảnh cây xà nu.
0,5
 
 
0,25
 
0,25
 
 
 
0,25
 
0,25
4 Nét tương đồng và khác biệt giữa Việt và Tnú 1,5
  a- Tương đồng:
– Cả hai đều là hiện thân của chủ nghĩa anh hùng mang phẩm chất của thế hệ và của cả cộng đồng.
– Cả hai đều được trong những tình huống điển hình, trong mối quan hệ với gia đình, đồng đội, kẻ thù.
b- Khác biệt:
– Việt đậm chất Nam Bộ còn Tnú là đứa con của núi rừng Tây Nguyên.
– Nhân vật Tnú được trần thuật chủ yếu qua lời cụ Mết còn Việt lại hiện lên qua dòng hồi tưởng của chính anh.
 
0,5
 
 
0,5
 
 
0,25
 
0,25

 
——— Hết ———
Xem thêm : ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NGỮ VĂN , NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH
RỪNG XÀ NU ,  DẠNG ĐỀ SO SÁNH VĂN HỌC

, , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *