Đề thi thử THPT QG môn văn liên hệ Người lái đò sông Đà và Chữ người tử tù

PHẦN ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
… Vàng bạc uy quyền không làm ra chân lí
Óc nghĩ suy không thể mượn vay
Bạch Đằng xưa, Cửu Long nay
Tắm gội lòng ta chẳng bao giờ cạn.

 
Ta tin ở sức mình, vô hạn
Như ta tin ở tuổi hai lăm
Của chúng ta, là tuổi  trăng rằm
Dám khám phá, bay cao, tự tay mình bẻ lái.

 
Ta tin ở loài người thúc nhanh thời đại
Những sông Thương bên đục, bên trong
Chảy về xuôi, càng đẹp xanh dòng
Lịch sử vẫn một sông Hồng vĩ đại

(Trích Tuổi 25 của Tố Hữu, sách Tố Hữu Từ ấy và Việt Bắc, NXB văn học, tr332)
Câu 1.  Xác định thể thơ của đoạn thơ trên? (0,5 điểm).
Câu 2. Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng ở khổ thơ sau: (0,5 điểm)
Ta tin ở sức mình, vô hạn
Như ta tin ở tuổi hai lăm
Của chúng ta, là tuổi  trăng rằm
Dám khám phá, bay cao, tự tay mình bẻ lái.

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về hai câu thơ
“Của chúng ta, là tuổi trăng rằm
Dám khám phá, bay cao, tự tay mình bẻ lái”? (1,0 điểm)
Câu 4. Anh/chị cảm nhận gì về hai câu thơ sau: (1đ)
Bạch Đằng xưa, Cửu Long nay
Tắm gội lòng ta chẳng bao giờ cạn.

 PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của niềm tin vào chính mình được gợi ra từ đoạn trích trong phần Đọc hiểu
 
Câu 2 (5đ)
Cảm nhận về vẻ đẹp trí dũng tài hoa của ông lái đò trong đoạn trích Người lái đò sông Đà củaNguyễn Tuân . Từ đó so sánh với nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù để thấy sự chuyển biến trong cách xây dựng nhân vật của nhà văn.
V/ XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM
HƯỚNG DẪN CHẤM NĂM HỌC 2017 – 2018
MÔN NGỮ VĂN (12)
(Bản hướng dẫn chấm gồm 04 trang)
Hướng dẫn chung
– Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
– Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
– Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Tổ bộ môn của trường.
– Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,30 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,30; lẻ 0,75 làm tròn thành 0,80 điểm).
Đề và đáp án:

Phần                                                      Đáp án và biểu điểm
 
Điểm
I I. ĐỌC- HIỂU  ( 3,0 điểm)
1 Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ tự do. 0,5
2 Biện pháp tu từ so sánh: “ Như ta tin ở tuổi hai lăm”; Của chúng ta, là tuổi trăng rằm”. 0,5
 
3
 
Hai câu thơ nói lên sức mạnh của tuổi trẻ:
–         Tuổi trẻ là quãng đời đẹp nhất của con người vì có nhiều ước mơ cao đẹp.
Sự chủ động hành động để thực hiện những lí tưởng cao đẹp của mình để phục vụ đất nước đất nước….
1,0
4 Hs làm rõ giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật:
–         Nghệ thuật đối : Xưa…nay; liệt kê: Bạch Đằng, Cửu Long
–         Lòng dũng cảm và truyển thống yêu nước; niềm tin vào sức mạnh của lịch sử lâu đời tiếp sức cho bao thế hệ.
1,0
  II. LÀM VĂN  ( 7,0 điểm)
II 1 Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của niềm tin vào chính mình được gợi ra từ đoạn trích trong phần Đọc hiểu. 2,0
a.      Đảm bảo yêu cầu về hình thức của một đoạn văn. 0,25
b.      Xác định đúng các vấn đề nghị luận. 0,25
c.      Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ các dẫn chứng. có thể viết đoạn theo định hướng sau:
* Nêu được vấn đề cần nghị luận
– Niềm tin vào chính mình: là tin vào khả năng của mình, tin vào những gì mình có thể làm được à sức mạnh  Niềm tin từ đoạn trích là tin ở tuổi 25, dám khám phá, bay cao, tự tay mình bẻ lái, ở loài người thúc nhanh thời đại
* Bàn luận
+ Lạc quan, yêu đời, có ý chí, nghị lực không gục ngã trước khó khăn thử thách
+ Tỉnh táo để chọn đường đi đúng đắn cho mình trước nhiều ngã rẽ của cuộc sống;  Đem niềm tin của mình đến với mọi người…
+ Lấy dẫn chứng: thế hệ Tố Hữu tin vào tuổi trẻ của mình có thể chiến đấu chống lại kẻ thù dành thắng lợi
– Mở rộng:  – Mỗi chúng ta cần phải tự tin vào chính mình, tin vào những gì mình có thể làm được dựa trên cơ sở thực tế…
– Cụ thể hóa niềm tin vào những hành động của bản thân: học tập, rèn luyện, cống hiến cho tổ quốc…
Phê phán những người sống bi quan, mất niềm tin ở bản thân và cuộc sống; những kẻ tự kiêu, tự đại,..
1,0
d.      Chính tả: Đảm bảo những quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25
  e.      Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo , có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận 0,25
 
2
Cảm nhận vẻ đẹp trí dũng tài hoa của ông lái đò trong đoạn trích Người lái đò sông Đà củaNguyễn Tuân . Từ đó so sánh với nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù để thấy sự chuyển biến trong cách xây dựng nhân vật của nhà văn. 5,0
  a.      Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận:
Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm; Thân bài triển khai được các luận điểm thể hiện; Kết bài khái quát được toàn bộ nội dung nghị luận.
0,5
  b.      Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của người phụ nữ trong tình yêu qua đoạn thơ trong bài thơ Sóng. 0,5
  c.      Triển khai các luận điểm nghị luận: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. 3.0
  Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận. 0,5
  Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, dẫn nội dung bình luận ngắn
*  Cảm nhận vẻ đẹp của ông lái đò
Trên sóng tác sông Đà, người lái đò là vị dũng tướng trí dũng, tài hoa.
Ở trùng vi 1, ông lái đò là vị chỉ huy bản lĩnh, dũng cảm
Sông Đà bày thạch trận nhằm giết chết con thuyền ngay ở chân thác; Con sông đánh đến đòn hiểm độc, người lại đò kiên cường chịu đựngà ông đò dũng cảm ; Giữa trận hỗn chiến, sự bình tĩnh của người lái đò được ví như dũng tướng chỉ huy trận đánh . Phong cách tài hoa của người lao động chỉ huy con thuyền vượt qua 4 cửa tử để đến thẳng cửa sinh.
Ở trùng vi 2, người lái đò giàu kinh nghiệm và xử lí linh hoạt trước con sông hung bạo.
Bản chất gian xảo của sông Đà là tăng cửa tử và bố trí lệch cửa sinh đánh lừa con thuyền . Dày dạn kinh nghiệm chèo đò à ông đò “không nghỉ tay nghỉ mắt” tiếp tục chiến đấu.
à ông đò giàu kinh nghiệm  và xử lí linh hoạt
Ở trùng vi 3, ý chí quyết tâm cao của vị dũng tướng đã chiến thắng sông Đà hiểm ác.
Sông Đà không từ bỏ mục tiêu, chúng tăng cửa tử ở bên phải bên trái để thu hẹp cửa sinh. Ông lái đò quyết tâm cao, thái độ dứt khoát
Vượt qua bao nhiêu nguy hiểm, vị chỉ huy tài hoa, trí dũng đã điều khiển “thuyền như một mũi tên tre xuyên qua hơi nước” chiến thắng.
ð Người lái đò trí dũng tài hoa trở thành anh hùng lao động khi vượt thác ghềnh sông Đà hung bạo.
Sau khi vượt thác, ông lái đò trở về với cuộc sống đời thường với vẻ đẹp của phong thái ung dung, bình dị, chân thật và khiêm tốn.
Nét đẹp đời thường mang phong thái ung dung: nghỉ trong hang đá với những công việc lao động bình thường.
Sự chân thành khiêm tốn: không bàn thêm về chiến thắng , tất cả đều chỉ là sống với nghề lên thác xuống ghềnh hằng ngày vì một điều đơn giản “không có gì là hồi hộp đáng nhớ”
ð Vẻ đẹp của người lao động bình thường chính là “thứ vàng mười quã qua thử lửa” mà Nguyễn Tuân tìm kiếm.
 
       –    Câu văn giàu yếu tố tạo hình , giàu chi tiết; hệ thống từ quân sự ,võ thuật , tác gỉả xây dựng một cuộc chiến đấu hào hùng , ca ngợi  ngươi lái đò trên nền thiên nhiên dữ dội vừa có tư thế anh hùng,vừa như một nghệ sĩ tài hoa .
Bình luận ngắn:
Nguyễn Tuân là nhà văn thích tìm kiếm và khám phá những cái đẹp. Tư duy thẩm mĩ của ông kết hợp với vốn kiến thức của nhiều lĩnh vực. Cách xây dựng nhân vật đều hướng đến vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ.
Khi xây dựng nhân vật Huấn Cao, nhà văn hướng đến vẻ đẹp vang bóng một thời. Huấn Cao được xây dựng từ nguyên mẫu lí tưởng nổi bật trong hoàn cảnh. Tâm hồn của HC là người nghệ sĩ thư pháp tài hoa có tâm lương thiện trong hoàn cảnh suy tàn. Nhà văn trân trọng nét chữ của con người, của văn hóa trong thời tàn.
Đến ông lái đò, nhà văn xây dựng về người vô danh hòa lẫn trong đám đông, rất bình dị thầm lặng. Cái đẹp bắt nguồn từ trong lao động và phục vụ cho cuộc đời. Ông lái đò là sự kết hợp giữa công dân và chiến sĩ.
    d.      Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa của từ. 0,5
    e.      Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về nội dung hoặc nghệ thuật bài thơ. 0,5
    Tổng điểm 10.0

 

Lưu ý chung
1. Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của các phần nội dung lớn nhất thiết phải có.
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.

 
…….HẾT…….
Xem thêm: ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NGỮ VĂN  :Dạng đề liên hệ tác phẩm 12-11
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀCHỮ NGƯỜI TỬ TÙ

, , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *