Đề thi thử THPT QG môn văn liên hệ Người lái đò sông Đà và Huấn cao

BIÊN SOẠN ĐỀ THI THPT QUỐC GIA
THEO ĐỊNH HƯỚNG CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Phần I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
 
Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi, cũng là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là cái gì. […]
     Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vùng vẫy trong trường cạnh tranh này thế nào được nữa. Hãy trông những thiếu niên con nhà kiều dưỡng (con nhà giàu sang, được cha mẹ chiều chuộng), cả đời không dám đi đâu xa nhà, không dám làm quen với một người khách lạ; đi thuyền thì sợ nóng, trèo cao thì sợ run chân, cứ áo buông chùng quần đóng gót, tưởng thế là nho nhã, tưởng thế là tư văn (có văn hóa); mà thực ra không có lực lượng, không có khí phách; hễ ra khỏi tay bảo hộ của cha mẹ hay kẻ có thế lực nào thì không có thể mà tự lập được.
                                                                                (Trích Nguyễn Bá Học, Mạo hiểm) 
 
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản? (0.5 điểm)
Câu 2. Theo tác giả, “sống thừa” có nghĩa là gì? (0.5đ)
Câu 3. Nêu nội dung của văn bản trên. (1.0 điểm)
Câu 4. Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao?
(1.0 điểm)
 Phần II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ văn bản trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tác hại của “sống thừa”.
 
Câu 2 (5.0 điểm)
Phân tích hình tượng người lái đò trong đoạn trích “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân. Từ đó, bình luận quan niệm của Nguyễn Tuân về người anh hùng (so với hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù”
HƯỚNG DẪN CHẤM
 

Phần Câu/Ý Nội dung Điểm
I   Đọc hiểu
  1 Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Nghị luận 0.5
  2 Theo tác giả, “sống thừa” có nghĩa là “ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả”. 10.5
  3 Nội dung chính của văn bản:
– Văn bản trình bày quan điểm của tác giả về sự mạo hiểm.
– Ngợi ca những người dũng cảm, kiên cường, làm nên những việc lớn lao. Đồng thời phê phán những kẻ hèn nhát, ưa thích cuộc sống dễ dãi, an nhàn, chỉ quan tâm đến bản thân, không màng đến việc nước, việc đời.
1.0
  4 Học sinh chọn được một thông điệp có  ý nghĩa với bản thân. Có kiến giải phù hợp.
Có thể nêu một trong những thông điệp sau: Dũng cảm, kiên cường, dám đương đầu với thử thách; …
1.0
II   Làm văn
  1 Viết 1 đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tác hại của “sống thừa”.
    a.      Đảm bảo thể thức của một đoạn văn 0.25
    b.     Xác định đúng  vấn đề nghị luận 0.25
    c.      Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ các dẫn chứng. Có thể viết đoạn theo định hướng sau: 1.0
    – Giải thích: “sống thừa” là sống không có ích, không làm được gì cho đời, cho xã hội.
 – Tác hại của “sống thừa”:
+ Cuộc sống tẻ nhạt, vô nghĩa
+ Bị xa lánh, cô lập
+ Là mầm mống của những tệ nạn xã hội
– Biện pháp: Làm thế nào để sống không “thừa”?
+ Sống có mục đích, có ước mơ, hoài bão cao đẹp.
+ Làm những việc tốt, việc có ích cho xã hội.
+ Đặt lợi ích của cộng đồng. tập thể lên trên hết.
– Bài học nhận thức:
+ Sống thừa là một lối sống tiêu cực, cần phê phán.
+ Phải rèn luyện lối sống tích cực, dám nghĩ dám làm.
    d.     Sáng tạo, cách diễn đạt độc đáo , có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. 0.25
    e.      Chính tả: Đảm bảo những quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25
     
  2 Phân tích hình tượng người lái đò trong đoạn trích “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân. Từ đó, bình luận quan niệm của Nguyễn Tuân về người anh hùng (so với hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù”).
 
    a.      Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận. 0.5
    b.     Xác định đúng vấn đề nghị luận 0.5
    c.      Triển khai các luận điểm nghị luận: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. 3.0
    Học sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những yêu cầu sau:
 
    *Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm “Người lái đò sông Đà”
    * Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà:
** Giới thiệu hình tượng người lái đò
**Tính cách, phẩm chất người lái đò:
– Là một vị tướng tài ba, dũng cảm:
+ Là người chỉ huy con thuyền có sáu bơi chèo
+ Mưu trí, dũng cảm, linh hoạt vượt qua ba trùng vi thạch trận
+ Giàu kinh nghiệm vượt thác
–         Là một nghệ sĩ tài hoa:
+ Điêu luyện trong nghệ thuật vượt thác.
+ Bình thản khi đối diện với thử thách.
– Là người khiêm tốn, giản dị trong cuộc sống đời thường
** Nghệ thuật:
+ Sử dụng vốn kiến thức uyên bác sâu rộng trong lĩnh vực, nhiều kíên thức: quân sự, điện ảnh, võ thuật,…
+ Tạo tình huống đầy thử thách.
+ Sử dụng từ ngữ góc cạnh, giàu chất tạo hình, gợi liên tưởng, so sánh, nhân hoá bất ngờ mà vô cùng chính xác.
è Thể hiện phong cách tài hoa, độc đáo của Nguyễn Tuân.
 
    * Đánh giá
– Ông lái đò là một hình tượng đẹp đẽ về người lao động.
– Ông chính là “thứ vàng mười đã qua thử lửa” của con người Tây Bắc.
– Hình tượng thể hiện quan điểm thẩm mỹ của nhà văn: người anh hùng không chỉ có trong chiến đấu mà còn thể hiện trong công cuộc xây dựng đất nước và chinh phục thiên nhiên.
 
    * Bình luận quan niệm của Nguyễn Tuân về người anh hùng…
– Trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”, hình tượng người anh hùng được tái hiện qua nhân vật Huấn Cao. Đây là một người anh hùng lý tưởng: văn võ song toàn, chiến đấu vì đại nghĩa, khí phách oai phong, dũng liệt…
– Trong  tùy bút “Người lái đò sông Đà”, hình tượng người anh hùng được tái hiện qua nhân vật ông lái đò. Đây là một người lao động bình thường đóng góp cho công cuộc xây dựng đất nước, là “chất vàng mười đã qua thử lửa”…
– Quan niệm về người anh hùng của Nguyễn Tuân có sự thay đổi rõ rệt trước và sau cách mạng táng Tám năm 1945, thể hiện quá trình “lột xác” của nhà văn về tư tưởng thẩm mỹ.
– Thể hiện thái độ: khẳng định, trân trọng, tự hào, ca ngợi vẻ đẹp của người lao động trong xã hội mới.
    d.     Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về nội dung hoặc nghệ thuật đoạn thơ. 0.5
    e.      Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa của từ 0.5
    Tổng điểm 10.0

 
———————————-Hết————————————-
Xem thêm: ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NGỮ VĂN  :Dạng đề liên hệ tác phẩm 12-11
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀCHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
 

, , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *