Đề thi Ngữ Văn 12: Đọc hiểu Tuyên ngôn độc lập Hồ Chí Minh

Phần đọc hiểu
Đọc đoạn trích Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh và trả lời câu hỏi
      Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.
Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.
Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.
Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng.
Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.
Câu 1. (1 điểm) anh (chị) hay cho biết vị trí của đoạn văn trên trong tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh? anh (chị) hay kể tên những bản tuyên ngôn độc lập đã có trong văn học Việt Nam?
Câu 2. Nêu chủ đề của đoạn trích trên?
Câu 3. Anh (chị) hãy nêu nét đặc sắc của đoạn trích trên?
Câu 4. Anh (chị) viết một đoạn văn thể hiện sự hiểu biết của mình về đoạn văn trên (không quá năm câu).
 
Phần 2. Làm văn (6 điểm).
Thí sinh chọn một trong hai câu sau:
Câu 1. (6 điểm). Anh (chị) hãy trình bầy ý kiến của mình về nhật xét trên của nhà thơ Bun ga ri  “ Một đặc trưng của dân tộc Việt Nam, một đặc trưng có lẽ đã cứu đất nước này qua những chặng đường hiểm nghèo nhất của lịch sử ấy là tấm lòng nhân hậu,thuỷ chung thấm váo từng người qua dòng sữa mẹ (ngày phán sử cuối xùng, bản dịch của Phạm Hồng Giang)
Câu 2. (6 điểm). Anh (chị) hãy chứng minh “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh là một áng văn chính luận mẫu mực?
PHẦN 1: Đọc hiểu (4 điểm)

  1. Yêu cầu chung: Học sinh trả lời trên cơ sở hiểu văn bản “Tuyên Ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh về nội dung và nghệ thuật.
  2. Yêu cầu cụ thể

Câu 1:

  • Đoạn trích nằm ở phần 2 của bane “Tuyên ngôn độc lập”
  • Văn học Việt Nam đã ghi nhận 3 tác phẩm được xem là Tuyên ngôn độc lập:

+ Nam quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt
+ Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi
+ Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh
Câu 2:
Chủ đề của đoạn trích: tố cáo tội ác thực dân Pháp: Kinh tế, chính trị, văn hóa, thể hiện long căm thù giặc của Hồ Chí Minh.
Câu 3:
Đặc sắc về nghệ thuật:

  • Nghệ thuật lặp cấu trúc câu kết hợp với điệp từ, nghệ thuật liệt kê.
  • Dẫn chứng xác đáng, chân thực vạch trần bản chất độc ác với thái độ gay gắt của tác giả.

Câu 4
Đoạn văn nằm ở phần 2 của bản Tuyên ngôn, phần tố cáo tội ác của giặc. Vạch trần bộ mặt tàn ác quỷ giữ của thự dân Pháp. Đoạn trích có vị trí quan trọng trong bản Tuyên ngôn với dẫn chứng chính xác, chân thực với cách điệp lại cấu trúc câu, lặp từ, góp phần taọ nên thành công cho bản Tuyên ngôn.
Phần 2: Làm văn (6 điểm)
Thí sinh chọn một trong hai đề sau:
Câu 1: (6 điểm)
Cần làm sáng tỏ nhận xét của nhà thơ người Bungari. Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách:
Mở bài: dẫn dắt vào lời nhận xét của nhà thơ người Bungari
Thân bài: làm sang tỏ những nội dung quan trọng

  • Nhân hậu:

+ tinh thần thương người như thể thương than, hy sinh lợi ích cá nhân vì cộng đồng.
+ Sống hòa nhập với thế giới tự nhiên và xã hội, bảo vệ những giá trị vật chất và tinh thần của con người, luôn quan tâm đến đời sống tâm tư, tình cảm của con người.
+ (Lịch sử 1000 năm chống bắc thuộc và hơn một thế kỷ chống chế độ thực dân, phong kiến)
+Lên án những thế lực chà đạp, áp bức con người.
+Tấm long nhân hậu vượt ra ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia trở thành tình cảm quốc tế cao cả.

  • Thủy chung:

+ Lối sống tình nghĩa trước sau như một (thể hiện trong mối quan hệ gia đình, xã hội: câu chuyện về nàng Tô Thị chờ chồng đến hóa đá).
+ Lấy tinh thần vì danh dự, đạo đức (dù trải qua cuộc sống gian khổ khó khăn, những gì thế hệ trước để lại cho thế hệ sau vẫn là lối sống tình nghĩa thủy chung)
Kết luận: Khảng định ý nghĩa của lời nhận xét và khảng định người Việt Nam hôm nay vẫn, đã, đang và sẽ tiếp bước cha ông nuôi dưỡng mạch nguồn giá trị tư tưởng của dân tộc: nhân nghĩa, thủy chung.
Câu 2: (6 điểm)
Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, cơ bản đạt được những nội dung:

  • Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép: Hồ Chí Minh lấy dẫn chứng hai bản tuyên ngôn: Tuyên ngôn độc lập của Mĩ, Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền của Pháp làm cơ sở pháp lý cho bản Tuyên ngôn. Thể hiện thái độ trân trọng đối với bậc tiền bối của họ tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới nhất là nhân dân Pháp và nhân dân Mỹ. → Nghệ thuật lấy gậy ông để đập lưng ông, dùng lí lẽ của đối phương để bác bỏ lại đối phương.
  • Hồ Chí Minh lại vạch trần bộ mặt của Pháp: tội ác xâm lược và tội ác bán nước. Cách nói: “Sự thực là … Pháp nữa” đã phủ nhận toàn bộ đặc quyền của Pháp ở Đông Dương. Hồ Chí Minh đã cho thấy bản chất hèn nhát, nô lệ của Pháp: Pháp quỳ gối mở cửa nước ta rước Nhật.
  • Với dẫn chứng chân thực, thuyết phục, tác giả đã vạch trần bộ mặt xảo trá của thực dân Pháp.

→ Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực.
——————————Hết —————————
Xem thêm :Tổng hợp những đề thi về các tác phẩm trọng tâm lớp 12
 
 
 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *