Đề thi kết thúc học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10

ĐỀ THI HẾT HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017 ,MÔN THI: NGỮ VĂN – KHỐI 10
Đọc hiểu bài Tấm Cám, Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.
ĐỀ THI CHÍNH THỨC                Thời gian: 90 phút, không kể thời gian giao đề
( Đề thi gồm 2 câu 1 trang )                        
Họ và tên:  …………………………………….           Số báo danh: ……………
Câu 1 (4,0 điểm)
Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Ngày xưa, có Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Hai chị em suýt soát tuổi nhau. Tấm là con vợ cả, Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm đã chết từ hồi Tấm còn bé. Sau đó mấy năm thì cha Tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám. Dì ghẻ là người rất cay nghiệt. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả, hết chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo; đêm lại còn say lúa giã gạo mà không hết việc. Trong khi đó thì Cám lại được mẹ nuông chiều, được ăn trắng mặc trơn, suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không phải làm việc nặng”.

  1. Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Thuộc thể loại gì của văn học dân gian ?
  2. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
  3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của những biện pháp tu từ được sử dụng trong

đoạn văn trên?
Câu 2 (6,0 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.
MÔN THI: NGỮ VĂN – KHỐI 10
HƯỚNG DẪN CHẤM

 Câu                                         Nội dung Điểm
  1a  – Đoạn trích trên được trích từ văn bản truyện cổ tích “Tấm Cám
– Thí sinh xác định đúng một trong hai phương án sau:     Thuộc thể loại truyện cổ tích; truyện cổ tích thần kì
   1.5
  1b Nội dung chính: Hoàn cảnh bất hạnh và cuộc sống lam lũ, vất vả, cực nhọc của Tấm khi ở với dì ghẻ
 
   1
  1c – Trong đoạn văn, tác giả có sử dụng những biện pháp tu từ:
+ So sánh “Tấm và Cám.”
+ Liệt kê “chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo; đêm lại còn say lúa giã gạo mà không hết việc”.
– Tác dụng của các biện pháp tu từ: Nhấn mạnh cuộc đời bất hạnh và số phận của đứa trẻ mồ côi khi phải sống với dì ghẻ
 
   1.5
   2 MB: Vài nét về tác giả, tác phẩm
– Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320) là một danh tướng đời Trần. Ông có nhiều công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên. Ông là người văn võ toàn tài.
Tỏ lòng là bài thơ tiêu biểu của Phạm Ngũ Lão, thể hiện hào khí của cả thời đại qua cái chí, cái tâm người anh hùng.
TB: Cảm nhận bài thơ ( Kết hợp trích dẫn thơ và phân tích)
* Nội dung:
– Bao trùm bài thơ là hào khí  Đông A: Khí thế chiến đấu
của quân dân thời Trần
– Vẻ đẹp trang nam nhi thời Trần hiện lên với tư thế hiên ngang, mang tầm vóc vũ trụ; hành động thật kì vĩ, phi thường: “cầm ngang ngọn giáo” trấn giữ đất nước.
– Con người ấy luôn ở tư thế sẵn sàng tấn công kẻ thù, bất chấp cả thời gian trôi qua vẫn kiên trì, bền bỉ không hề biết mệt mỏi: “trải mấy thu”.
– “Ba quân” là chỉ đội quân nhà Trần nhưng đồng thời tượng trưng cho sức mạnh vật chất và tinh thần của cả dân tộc (Ba quân như hổ báo, khí thế hùng dũng nuốt trôi trâu).
– Người trai thời Trần còn được khắc họa với một quan niệm nhân sinh tích cực: lập công (để lại sự nghiệp), lập danh (để lại tiếng thơm).
– Phạm Ngũ Lão tự thấy mình chưa trả được nợ công danh nên khi so sánh với Gia Cát Lượng, nhà thơ cảm thấy thẹn. Nỗi thẹn ấy tôn lên cái tâm của một nhân cách lớn. Cách nói đó còn khẳng định, đề cao ý thức trách nhiệmcủa Phạm Ngũ Lão với đất nước, nhân dân, thắp lên trong lòng người ngọn lửa của khát vọng vươn tới cái cao cả, lớn lao.
* Nghệ thuật:
– Bài thơ ngắn gọn, ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, có sự dồn nén cao độ về cảm xúc.
– Hình ảnh thơ hoành tráng, kì vĩ; âm hưởng hào hùng, sảng khoái.
KB:  Đánh giá chung
– Bài thơ thể hiện lý tưởng cao cả của vị danh tướng Phạm Ngũ Lão, khắc ghi dấu ấn đáng tự hào về một thời kỳ oanh liệt, hào hùng của lịch sử dân tộc.
– Vẻ đẹp của hào khí Đông A đã kết tinh ở cả phương diện nội dung và nghệ thuật trong bài thơ.
– Cảm nhận, suy nghĩ của bản thân: Sống có lí tưởng, có ý chí, quyết tâm thực hiện lí tưởng.
 
1
 
 
 
 
 
 
2.5
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1
 
 
 
 
1.5
 
 
 
 
 
 
 
 

Xem thêm :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *