Đề thi bán kì Ngữ văn 11, có ma trận , đáp án

Đề thi bán kì Ngữ văn 11, có ma trận , đáp án. Đề đọc hiểu : Hoa hồng tặng mẹ. Cảm nhận của Anh/ chị về bài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu)  của Nguyễn Khuyến.

ĐỀ THI BÁN KỲ I MÔN : Ngữ văn 11 Thời gian : 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

Yêu cầu cần đạt:
Giúp học sinh:
Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu văn bản qua một bài thơ ngoài chương trình Sgk
Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận văn học
Bồi đắp tình cảm mẫu tử thiêng liêng, sự đồng cảm, sẻ chia, tình thương giữa người với người và tình yêu quê hương đất nước
HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
Kiểm tra tự luận
Thời gian 90 phút 
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
 

    Mức độ
 
Chủ đề
Nhận biết
 
Thông hiểu Vận dụng thấp  
Vận dụng cao
Tổng số
 I. Đọc- hiểu
Đoạn văn trong văn bản “Quà tặng cuộc sống”
 
– Nắm được nội dung của đoạn văn – Bài học về lòng hiếu thảo và cách ứng xử với đấng sinh thành
 
 
– Rút ra thông điệp từ đoạn văn
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
  2
1.0
10%
1
1,0
10%
1
1,0
10%
0
 
4
3,0
30 %
II. Làm văn
Nghị luận văn học
 
– Vận dụng những tri thức về tác phẩm để tạo lập một bài nghị luận văn học.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
7,0
70%
1
      7,0
70%
Tổng chung:
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
 
2
1,0
10%
 
           1
1,0
10%
 
1
1,0
10%
 
1
7,0
70%
 
5
10,0
100%

 
ĐỀ KIỂM TRA
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Anh dừng lại mua hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện nhân ngày 8/3. Mẹ anh sống cách chỗ anh ở khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc. – Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu – nó nức nở – nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá bán hoa hồng đến 20 dola. Anh mỉm cười và nói với nó: – Đến đây chú sẽ mua cho cháu. Anh liền mua cho cô bé và đặt một bó hồng gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh trả lời: – Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu. Nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ vào ngôi mộ và nói: – Đây là nhà của mẹ cháu. Nói xong, nó ân cần đặt bông hoa hồng lên mộ. Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa hủy bỏ dịch vụ gửi hoa và mua một bó hoa hồng thật đẹp. Suốt đêm đó anh đã lái xe một mạch 300km về nhà để trao tận tay mẹ bó hoa.”
(Quà tặng cuộc sống)
Câu 1: Nội dung câu chuyện trên là gì?
Câu 2:Theo anh/chị hai nhân vật: em bé và anh thanh niên, ai là người con hiếu thảo? Vì sao?.
Câu 3: Tại sao người thanh niên lại hủy điện hoa để cả đêm lái xe về trao tận tay mẹ bó hoa?
Câu 4:Thông điệp mà văn bản muốn gửi lại cho chúng ta là gì?
 
PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
          Cảm nhận của Anh/ chị về bài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu)  của Nguyễn Khuyến.
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
 Hướng dẫn chung
– Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm.
– Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chấm và thang điểm; khuyến khích những bài viết thể hiện được quan điểm riêng một cách hợp lí, thuyết phục. Những bài viết chưa thật đủ ý, toàn diện nhưng trình bày được một số nội dung sâu sắc, có những kiến giải hợp lý cho những quan điểm riêng vẫn được đánh giá cao.
 Hướng dẫn cụ thể và thang điểm
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0điểm)
Câu 1 (0.5 điểm): Nội dung câu chuyện: ngợi ca lòng hiếu thảo của cô bé mồ côi và bài học về cách ứng xử với các đấng sinh thành trong cuộc sống.
Câu 2 (1.0 điểm): Trong câu chuyện trên, cả cô bé và anh thanh niên đều là những người con hiếu thảo. Vì cả hai người đều nhớ đến mẹ, đều biết cách thể hiện lòng cảm ơn đến mẹ. Tuy nhiên hành động cảm ơn của hai người lại bộc lệ theo hai cách khác nhau. Mẹ cô bé đã mất, cô vẫn muốn tự tay đặt bó hoa hồng lên mộ mẹ. Anh thanh niên cũng muốn tặng mẹ hoa nhưng vì xa xôi nên muốn dùng dịch vụ gửi quà. Nhưng sau khi chứng kiến tình cảm của cô bé dành cho mẹ anh đã nhận ra được ý nghĩa thực sự của món quà.
Câu 3 (0,5 điểm): Người thanh niên hủy điện hoa vì anh được đánh thức bởi hành động cảm động của cô bé. Vì anh hiểu ra rằng, bó hoa kia không mang lại hạnh phúc và niềm vui bằng việc anh xuất hiện cùng với tình cảm chân thành của mình dành cho mẹ. Và điều mẹ cần ở anh là thấy anh mạnh khỏe, an toàn. Đó là món quà ý nghĩa nhất với mẹ.
Câu 4 (1,0 điểm): Thông điệp mà văn bản muốn gửi lại cho chúng ta là: cần yêu thương trân trọng đấng sinh thành, nhất là người mẹ đã chịu nhiều vất vả, hi sinh. Trao và tặng là cần thiết nhưng trao và tặng như thế nào mới là ý nghĩa là điều mà không phải ai cũng làm được.
PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng:
Thí sinh biết cách viết một văn bản nghị luận. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; lập luận thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Yêu cầu về kiến thức:
Chấp nhận nhiều cách giải quyết đề bài nếu hợp lí và thuyết phục. Học sinh có những cách phân tích bài thơ khác nhau để làm sáng tỏ ý kiến. Có thể tham khảo các ý sau:
ĐẶT VẤN ĐỀ
– Thiên nhiên là đề tài muôn thuở của thơ ca. Biết bao thi nhân đã gửi lòng mình vào những trang thơ viết về thiên nhiên.
– Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ đã dành nhiều trang viết cho thiên nhiên. Tiêu biểu nhất là chùm thơ gồm ba bài viết về mùa thu: Thu vịnh (Vịnh mùa thu), Thu điếu (Câu cá mùa thu) và Thu ẩm (Uống rượu mùa thu). Chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến là hiện tượng độc đáo và là cống hiến xuất sắc của nhà thơ.
– Câu cá mùa thu nằm trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khụyến vẻ đẹp của cảnh thu trong bài thơ là vẻ đẹp điển hình của làng quê Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ. Phân tích bài thơ, ta không chĩ thấy vẻ đẹp đến nao lòng của thiên nhiên làng quê Việt Nam mà còn hiểu được tâm trạng thời thế của nhà thơ.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên làng quê Việt Nam vào mùa thu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ
a) Điểm nhìn để cảm nhận cảnh thu của tác giả
– Nếu ở bài Vịnh mùa thu, cảnh thu được đón nhận từ cao xa đến gần rồi từ gần đến cao xa thì ở bài Câu cá mùa thu, cảnh thu được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần: từ chiếc thuyền câu nhìn ra mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu. Với sự quan sát này, ta thấy bức tranh thiên nhiên hiện lên từ một khung ao thu hẹp, không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu đã mở ra nhiều hướng thật sinh động, hấp dẫn.
b) Cảnh thu
– Vẻ đẹp của mùa thu trước hết thể hiện ở không khí mùa thu dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật. Cảnh vật có sắc màu sắc, đường nét thật hài hoà: nước trong veo, sóng biếc còn trời thì xanh ngắt. Đường nét có “ngõ trúc quanh co”. Không những vậy, sự chuyển động thật nhẹ nhàng: sóng, “hơi gợn tí”, lá vàng “ “ khẽ đưa vèo”. Nhà thơ Xuân Diệu đã từng viết sau khi đọc bài Câu cá mùa thu: “Cái thú vị của bài thu điếu ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có màu vàng đâm ngang của chiếc tá vàng rơi”. Ao thu nhỏ, chiếc thuyền câu theo đó cùng bé tẻo teo và dáng người cũng như thu lại. Nét đẹp riêng của làng quê Bắc Bộ, cái hồn dân tộc đã được gợi lên từ khung ao hẹp, từ cánh bèo, từ ngõ trúc quanh co.
– Cảnh trong bài thơ Câu cá mùa thu là cảnh đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn. Không gian trong Câu cá mùa thu là không gian yên tĩnh, vắng người, vắng tiếng: “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”. Những chuyển động rất nhẹ, rất khẽ, không đủ tạo thành âm thanh: sóng hơi gợn, mây lơ lửng, lá khẽ đưa. Tiếng cá đớp mồi càng làm tăng sự yên áng, tĩnh mịch của cảnh vật. Tác giả lấy động để nói tĩnh, lấy âm thanh quá nhỏ của tiếng cá đớp mồi đâu đó trong ao để nói lên cái tĩnh lặng của không gian làng quê Việt Nam vào mùa thu. Trời thăm thẳm một màu xanh, vài đám mây lững lờ trôi như tôn thêm độ cao xa của không gian “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt”. Đường đi lối lại trong thôn viền rặng trúc không ồn ào “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”. Tóm lại, bài Câu cá mùa thu là bài thơ điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam. Một loạt từ láy lạnh lẽo, tẻo leo kết hợp với vần eo ở cuối các dòng thơ có tác dụng gợi tả vẻ đẹp dịu nhẹ và tĩnh lặng rất đặc trưng của mùa thu làng quê Bắc Bộ. Mọi chi tiết đều được chắt lọc sao cho mỗi cảnh sắc chỉ cần điểm một nét, cộng hưởng thành màu sắc thu đích thực và độc đáo. Ông kết hợp tuyệt diệu hình ảnh và từ ngữ. Cả bức tranh có vẻ tĩnh lặng nhưng từng chi tiết thì động và gợi cảm.
Tâm trạng của nhà thơ
– Bài thơ nói về chuyện câu cá mùa thu nhưng thực ra không chú ý vào việc câu cá. Nói câu cá nhưng là để đón nhận trời thu, cảnh thu vào cõi lòng. Cõi lòng nhà thơ yên tĩnh, vắng lặng. Tĩnh lặng trong cảm nhận độ trong veo của nước, cái “hơi gợn tí” của sóng, độ rơi khe khẽ của lá. Đặc biệt sự tĩnh lặng trong tâm hồn thi nhân được gợi lên một cách sâu sắc từ âm thanh tiếng cá đớp mồi dưới chân bèo. Cái động rất nhỏ ở ngoại cảnh gây ấn tượng đậm đến thế, là bởi tâm cảnh đang đang trong sự tĩnh lặng tuyệt đối. – Không gian tĩnh lặng đem đến sự cảm nhận về một nỗi cô qụanh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ. Cái se lạnh của cảnh thu, của ao thu, trời thu thấm vào tâm hồn nhà thơ hay chính cái lạnh từ tâm hồn nhà thơ lan tỏa ra cảnh vật? Cảnh vật êm đềm mà u tịch. Nhà thơ “tựa gối ôm cần” chìm đắm vào cảnh vật tựa sống trong mơ. Đó là tư thế ngồi của người u uẩn trong nỗi lo âu triền miên, chìm đắm. Chỉ đến khi có tiếng “Cá đâu đớp động dưới chân bèo”, nhà thơ như bừng tỉnh và mới trở về cõi thực mà thôi. Tại sao nhà thơ lại có tâm trạng cô quạnh, uẩn khúc như vậy? Phải chăng là người tài cao học rộng nhưng thời thế loạn lạc, chốn quan trường thì phức tạp nên Nguyễn Khuyến có nỗi tâm sự riêng. Đó là tâm sự của người tài năng, có cốt cách thanh cao. Qua bài Câu cá mùa thu, người đọc cảm nhận được ở Nguyễn Khuyến một tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc. Nếu không yêu thiên nhiên tha thiết, không gắn bó, hoà mình vào thiên nhiên thì chắc chắn Nguyễn Khuyến không thể có được bức tranh mùa thu bằng thơ rất đẹp, rất có hồn và rất tiêu biểu cho mùa thu của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Qua tình cảm của nhà thơ đối với thiên nhiên, ta khẳng định một điều, cái tình của Nguyễn Khuyến đối với đất nước, với non sông thật da diết và sâu sắc.
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
– Cảnh thu trong bài thơ Câu cá mùa thu mang vẻ đẹp điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam. Cảnh đẹp nhưng phảng phất buồn, vừa phản ánh tình yêu thiên nhiên đất nước, vừa cho thấy tâm trạng thời thế của tác giả.
– Câu cá mùa thu thể hiện một trong những nét nghệ thuật đặc sắc của phương Đông: lấy động nói tĩnh. Để gợi cái yên ắng của cảnh vật, cái tĩnh lặng của tâm trạng, tác giả đã xen vào bức tranh thu một nét động duy nhất: “Cá đâu đớp động dưới chân bèo”.
– Ngôn từ trong Câu cá mùa thu giản dị, trong sáng đến kì lạ, có khả năng diễn đạt những biểu hiện tinh tế của sự vật, những uẩn khúc thầm kín rất khó giãi bày của tâm trạng. Đặc biệt, tác giả đã sử dụng một cách tài tình vần “eo”, vần “eo” có tác dụng góp phần diễn tả một không gian vắng lặng, thu nhỏ dần, phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của thi nhân.
Thang điểm:
– Điểm 6,0- 7,0
Nội dung bám sát yêu cầu của đề, làm nổi bật những vấn đề đề bài yêu cầu, thể hiện được quan điểm cá nhân trong việc giải quyết yêu cầu của đề bài, bài viết  có cảm xúc (cơ bản đáp ứng các yêu cầu về kiến thức trong mục 2).
Viết đúng thể thức, bố cục của kiểu văn bản lựa chọn. Không mắc hoặc mắc ít lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt mạch lạc, trong sáng.
– Điểm 4,0-5,0
Nội dung bám sát yêu cầu của đề, làm nổi bật phần lớn những vấn đề đề bài yêu cầu, đã thể hiện được quan điểm cá nhân trong việc giải quyết yêu cầu của đề bài, bài viết tương đối có cảm xúc. Cơ bản đảm bảo yêu cầu về thể thức, bố cục của kiểu văn bản lựa chọn. Có thể mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt tương đối rõ ràng (khoảng 5 đến 10 lỗi).
– Điểm 2,0-  3,0
Nội dung tương đối bám sát yêu cầu của đề, nêu được các nội dung hoặc làm rõ 1/2 nội dung đề bài yêu cầu, có thể hiện được quan điểm cá nhân trong việc giải quyết yêu cầu của đề bài. Cơ bản đảm bảo yêu cầu về thể thức, bố cục của kiểu văn bản lựa chọn. Mắc tương đối nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt tương đối rõ ràng (khoảng 10 lỗi trở lên).
– Điểm 1,0
Nội dung chưa bám sát yêu cầu của đề, bài viết lan man hoặc quá sơ sài. Không đảm bảo yêu cầu về thể thức, bố cục của kiểu văn bản lựa chọn. Mắc rất nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt tương đối rõ ràng.
– Điểm 0 (kém): sai lạc hoàn toàn.

Xem thêm :

  1. Tuyển tập đề thi Ngữ văn khối 10
  2. Tuyển tập đề thi Ngữ văn khối 11
  3. Tuyển tập đề thi Ngữ văn khối 12

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *