Đề nghị luận xã hội : suy nghĩ về câu chuyện Bài học về người thầy dạy võ

Nhưng suốt 3 tháng trời , thầy chỉ dạy cậu một thế võ duy nhất. Cậu bé hỏi thầy:
-Thưa thầy, chẳng lẽ con không thể học được các thế võ khác sao?
Ông trả lời:

 – Đây là thế võ duy nhất thầy dạy cho con, cũng chính đó là thế võ duy nhất mà con cần phải học.

Tuy không hiểu hết lời thầy nhưng tin tưởng ở nơi thầy, cậu bé tiếp tục tập luyện.
Nhiều tháng sau, võ sư dẫn cậu bé đến tham dự một cuộc thi judo. Cậu bé rất ngạc nhiên khi thấy mình thắng dễ dàng trong hai trận đấu. Trận thứ ba khó khăn hơn nhưng sau một hồi, đối phương mất kiên nhẫn trong các đòn tấn công, cậu bé đã khéo léo sử dụng thế võ và chiến thắng. Vẫn chưa hết ngạc nhiên vì thành công của mình, cậu tự tin bước vào trận chung kết.
Lần này, đối thủ của cậu là một võ sinh cao lớn, to khỏe và dày dạn kinh nghiệm hơn. Vào trận không lâu, cậu bé đã liên tiếp trúng đòn và hoàn toàn bị đối phương áp đảo. Hết hiệp đầu, sợ cậu bé bị thương, trọng tài ra hiệu để kết thúc trận đấu sớm nhưng người thầy của cậu không đồng ý:
– Cứ để cậu bé tiếp tục. – Võ sư yêu cầu.
Ngay sau khi trận đấu bắt đầu lại, đối phương phạm phải sai lầm nghiêm trọng: anh ta coi thường đối thủ và mất cảnh giác. Ngay lập tức cậu bé dùng thế võ duy nhất của mình quật ngã đối phương và khóa chặt anh ta trên sàn. Cậu bé đã đoạt chức vô địch.
Trên đường về, hai thầy trò ôn lại các thế đánh trong từng trận đấu. Lúc này cậu bé mới thu hết can đảm nói ra cái điều ám ảnh trong đầu mình bấy lâu nay:
– Thưa thầy, làm sao con có thể trở thành vô địch chỉ với một thế võ như thế?
– Con chiến thắng vì hai lý do. – Người thầy trả lời. – Lý do thứ nhất, con gần như đã làm chủ được một trong những cú đánh hiểm và hiệu quả nhất của môn võ này. Lý do thứ hai, cách duy nhất mà đối thủ của con phá được thế võ đó là họ phải giữ chặt cánh tay trái của con lại – mà con lại không có cánh tay trái.
Đề bài :Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc mẩu chuyện trên.
Gợi ý đáp án: Đây là kiểu bài nghị luận xã hội về một câu chuyện có ý nghĩa, nếu chưa biết cách làm bài thì các em có thể bấm vào đây để xem lại lí thuyết :
Cách làm đề nghị luận xã hội dưới dạng một câu chuyện
a. Mở bài :
– Dẫn dắt vấn đề, giới thiệu câu chuyện trong đề bài: câu chuyện về cậu bé bị cụt 1 cánh tay nhưng vẫn theo học võ judo
– Nêu vấn đề cần nghị luận: + Ý chí nghị lực , niềm tin và sự kiên trì  trước những khó khăn nghịch cảnh
+ Biến khuyết điểm thành ưu điểm là bí quyết dẫn tới thành công
b. Thân bài:
* Bước 1: tóm tắt ,phân tích nội dung câu chuyện để rút ra ý nghĩa vấn đề
+ Chuyện kể về cậu bé kém may mắn : bị cụt cánh tay trái, nhưng cậu vẫn quyết tâm theo học võ
+ Người thầy rất sáng suốt khi dạy cho cậu bé thế võ phù hợp với khả năng của cậu, có thể lợi dụng khuyết điểm của chính mình để thành công.
+Cậu bé chăm chỉ luyện tập,thông minh, nhanh nhẹn, tự tin và kiên trì, cuối cùng cũng thành công
–>> Nhấn mạnh, khẳng định ý nghĩa nội dung từ câu chuyện đó: Câu chuyện đề cao nghị lực sống của cậu bé. Đôi khi, một điểm yếu của ai đó lại trở thành điểm mạnh vững chãi nhất của họ. Có ưu điểm là một điều tốt nhưng nếu có thể biến khuyết điểm thành lợi thế lại càng là một điều kỳ diệu hơn.
* Bước 2: Chứng minh, bình luận về ý nghĩa câu chuyện
+Câu chuyện nêu lên bài học quý báu về phương châm sống: Dù trong mọi hoàn cảnh, chúng ta cũng cần nỗ lực vượt qua thử thách, gặp khó khăn không nản lòng, không chán nản, Cần phải hiểu về ưu và khuyết điểm của bản thân để lựa chọn hướng đi đúng đắn…
+Chứng minh :
-Chứng minh bằng lí lẽ lập luận…
-Chứng minh bằng những dẫn chứng thực tế…
* Bước 3: Rút ra bài học cho bản thân
+ Về nhận thức:
-Cuộc sống đôi khi đặt chúng ta vào những thử thách khắc nghiệt, điều quan trọng nhất là ta phải đứng vững trước những khó khăn đó, phải nhạy bén, linh hoạt trong mọi trường hợp…
-Có ý thức vươn lên trong học tập và vượt qua thử thách trên đường đời.
+Về hành động: nỗ lực vượt qua nghịch cảnh bằng những việc làm thiết thực, cụ thể
Kết bài: khẳng định ý nghĩa câu chuyện. bàn bạc mở rộng vấn đề
Xem thêm  : Những bài văn nghị luận xã hội hay lớp 12

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *