Đề liên hệ phong cách thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu trong bài Việt Bắc và Từ ấy

Cảm nhận về đoạn thơ sau trong “Việt Bắc”:
“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay
Ngàn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”
Từ đó liên hệ với bài thơ “Từ ấy” để nhận xét về đặc điểm phong cách thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu?
+ Giới thiệu vấn đề nghị luận: Cảm nhận đoạn thơ trong “Việt Bắc”. Từ đó liên hệ với bài thơ “Từ ấy” để nhân xét về đặc điểm phong cách thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu.
+ Cảm nhận đoạn thơ trong “Việt Bắc”:
– Nội dung: Đoạn thơ là bản hùng ca ca ngợi cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc. Bức tranh Việt Bắc ra quân được tái hiện bằng cảm hứng tự hào, bằng niềm tin tươi sáng. Tự hào về sức mạnh dân tộc, tự hào về quyền làm chủ; tin tưởng vào thắng lợi của nhân dân.
– Nghệ thuật: Âm hưởng hào hùng, hình ảnh thơ tráng lệ, kì vĩ, giàu ý nghĩa biểu tượng; ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhạc điệu…
+ Liên hệ với “Từ ấy” để nhận xét về đặc điểm phong cách thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu:
– “Từ ấy” là bài thơ đầu tiên mở đầu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu. Đây là bài thơ đánh dấu mốc son quan trọng, có ý nghĩa nhất đối với cuộc đời nhà thơ. Đó là thời điểm ông bắt gặp ánh sáng lí tưởng của Đảng. Ở khổ đầu ta bắt gặp cảm xúc vui sướng, say mê, hạnh phúc ngập tràn của nhân vật trữ tình khi được đón nhận ánh sáng cách mạng. Đó là nguồn cảm xúc thiêng liêng và chân thành. Khổ thơ thứ hai và thứ ba thể hiện những chuyển biến rõ rệt trong tình cảm, nhận thức của nhà thơ: quyết tâm đem cái “tôi” nhỏ bé của mình hòa nhập vào với cái “ta” chung rộng lớn của nhân dân, tạo thành khối đoàn kết vững mạnh trong cuộc chiến đấu vì cuộc sống của nhân dân, đất nước.
– Nhận xét về đặc điểm phong cách thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu: Hồn thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của dân tộc; luôn coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu; luôn đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử, có tính chất toàn dân; giọng thơ sôi nổi, hào hứng..
Xem thêm: ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NGỮ VĂN  :Dạng đề liên hệ tác phẩm 12-11,DẠNG ĐỀ SO SÁNH VĂN HỌC
VIỆT BẮC
TỪ ẤY TỐ HỮU

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *