Đề liên hệ Đất nước và văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
 
                        “Nhiều người có xu hướng khoác lên mình tấm áo cá nhân để phủ kín giá trị cộng đồng. Chúng ta đánh đồng chủ nghĩa tự do với việc theo đuổi lợi ích cá nhân tuyệt đối, không quan tâm đến cuộc đời kẻ khác. Ngoài những thứ “quy ra thóc”, người ta có thể để mặc ô nhiễm môi trường, chặt phá rừng, tệ nạn xã hội, kẹt xe, tham nhũng… cho những người khác lo. Thị dân an phận với văn phòng máy lạnh, nông dân an phận với đồng xanh, ngư dân an phận với biển cả, chúng ta luôn muốn an phận với những gì mình có và hạn chế tối đa việc “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”. Nhưng khi biển nhiễm độc, không chỉ ngư dân thiệt hại. Khi nông dân mất đất phải bỏ xứ mà đi, không phải chỉ mình họ chịu thiệt. Thực phẩm bẩn không chỉ tấn công người thành phố. Số phận đặt chúng ta vào chung một cộng đồng, gắn liền vận mệnh với nhau                   Dù bạn có kiếm được bao nhiêu tiền đi nữa, khi ra ngoài đường vẫn có thể bị thanh xà gồ từ công trình đường sắt đô thị rơi vào đầu. Dù bạn có đi chiếc xe siêu sang, vẫn phải chờ dài trong tuyệt vọng giữa những ngã ba tắc nghẽn, len lỏi giữa phố xá đầy khói bụi. Dù bạn có yên vị ở những căn biệt thự xa hoa, vẫn có thể có ngày nước ngập đầy nhà và cướp ghé thăm,…
Điều ít nhất mà chúng ta có thể làm là lên tiếng. Im lặng trước cái đẹp là gián tiếp phủ nhận nó. Im lặng trước điều xấu là ngấm ngầm cho phép nó lộng hành. Cuộc sống không tự dưng tốt đẹp lên và nếu chỉ biết vun vén cho riêng mình, cố làm ngơ trước những vấn đề chung, chúng ta đang tự xây toà lâu đài của mình trên cát.”
            (Trích Mưa lụt, cống tắc và một số thứ “quy ra thóc”, Khắc Giang, nguồn http://vietnamnet.vn ngày 01/10/2016)
Câu 1: Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? (0,25 điểm)
Câu 2: Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói sau: “Số phận đặt chúng ta vào chung một cộng đồng, gắn liền vận mệnh với nhau”? (0.75đ)
Câu 3: Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong hai câu văn sau: “Thị dân an phận với văn phòng máy lạnh, nông dân an phận với đồng xanh, ngư dân an phận với biển cả, chúng ta luôn muốn an phận với những gì mình có và hạn chế tối đa việc “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”.
Hãy phân tích hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ đó? (1.0 điểm)
Câu 4: Nêu ý nghĩa sâu sắc nhất của đoạn trích đối với anh/chị? (1.0 điểm)
LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
 
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến của anh/chị về câu nói được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Im lặng trước cái đẹp là gián tiếp phủ nhận nó. Im lặng trước điều xấu là ngấm ngầm cho phép nó lộng hành”.
Câu 2: (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau:
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
                                           Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ chuyền lửa cho mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
                                           Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trông cây hái trái
                                           Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
                                           Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân Dân
Đất Nước của Nhân Dân, Đất Nước của ca dao thần thoại.
 (Trích chương V của trường ca Mặt đường khát vọng- Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm)
Từ việc cảm nhận được tư tưởng Đất Nước của Nhân dân ở đoạn thơ trên, anh (chị) hãy làm rõ vai trò của Nhân dân trong công cuộc đấu tranh để xây dựng và bảo vệ đất nước qua hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ trong tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu                                           _______________Hết________________
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
ÐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM
Yêu cầu chung
Về kỹ năng
 
Tạo lập văn bản có bố cục bài viết rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lý luận sắc sảo, ít mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.
 

  1. Về nội dung:

 

  • Phần đọc – hiểu: Trả lời chính xác từng nội dung ở mỗi câu hỏi.

 

  • Phần làm văn (cả hai câu): học sinh có thể trình bày theo sự sáng tạo nhiều cách khác nhau, nhưng phải đạt được những kiến thức cơ bản ở phần yêu cầu cụ thể.

Yêu cầu cụ thể:
Đọc – hiểu: 3 điểm. Học sinh cần trả lời được:
Ý 1: 0.25 điểm.
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận: 0,25 điểm.
 
Ý2: 0,75 điểm, HS cần nêu được:
 
– Khi sống cùng một môi trường, chúng ta phải chịu (ít, nhiều) những tác động, chi phối bởi môi trường đó. (0.25đ).
– Giữa các cá nhân luôn có những mối liên hệ hoặc tất nhiên hay ngẫu nhiên trong cộng đồng xã hội.  (0.5đ)
 
Ý 3: 1.0 điểm.
 
–  Biện pháp tu từ:
+ Liệt kê à tăng ấn tượng về cách sống an phận khá phổ biến trong cộng đồng xã hội; (0.5đ)
+ Điệp cú pháp à nhấn mạnh về sự cảnh báo cách sống an phận rất nguy hiểm đối với cộng đồng. (0.5đ)
 
Ý 4: 1.0 điểm: Ý nghĩa sâu sắc nhất của đoạn trích.
Vì lợi ích chung của cộng đồng và cũng vì lợi ích của mỗi cá nhân nên chúng ta cần chấm dứt cách sống an phận, thờ ơ, vô cảm.
 
                        (Tùy theo cách diễn giải của học sinh, giáo viên cần linh hoạt cho điểm).
 

  1. Làm văn: 7 điểm.

 
Câu 1: (2 điểm).
 
Đề yêu cầu chỉ viết 1 đoạn văn (khoảng ½ trang giấy làm bài), nên bài làm của học sinh chỉ cần đạt được một số yêu cầu sau:
 

  • 1: (0,25 điểm). Về xây dựng đoạn văn, học sinh có thể biểu đạt một cách linh hoạt dưới nhiều dạng thức: thức diễn dịch, quy nạp hoặc song hành, … nhưng diễn đạt, kết cấu ý tứ phải rõ ràng, mạch lạc – lô-gích.

 
 
Ý 2: (0,25 điểm). Xác định được vấn đề cần trình bày: nói lên được suy nghĩ “Im lặng trước cái đẹp là gián tiếp phủ nhận nó. Im lặng trước điều xấu là ngấm ngầm cho phép nó lộng hành

  • 3: (1.25 điểm).

Nội dung trình bày suy nghĩ cần nêu được các ý cơ bản sau:
* Giải thích khái niệm: Im lặng là gì? Im lặng là không thể hiện thái độ, quan điểm, ý kiến của cá nhân trước một sự việc, hiện tượng nào đó trong cộng đồng. (0,25 điểm);
* Phân tích rõ ý nghĩa từng vế trong đề bài:
–  Vì sao im lặng trước cái đẹp là gián tiếp phủ nhận nó? bởi vì  sẽ làm cho cái đẹp trở nên lạc long, cô đơn; đem đến trạng thái hoang mang cho chính chủ nhân khi họ đang làm những điều tử tế, tích cực. Vì vậy khiến cho họ dễ buông xuôi, từ bỏ. (0,25đ)
– Vì sao im lặng trước điều xấu là ngấm ngầm cho phép nó lộng hành? bởi vì cho cái xấu ảo tưởng về sức mạnh của nó; chủ nhân thực hiện điều xấu không ý thức được hậu quả việc mình làm à cái xấu tiếp tục lộng hành. (0.25đ)
* Chỉ ra nguyên nhân, hậu quả của cách sống thờ ơ, vô cảm à đề xuất giải pháp cải thiện cách sông ấy: (0.5đ)
– Xuất phát từ lòng vị kỉ, hèn nhát, đố kị, ghen ghét và mất niềm tin vào sự tử tế;
– Làm cho cộng đồng mất đi sức mạnh gắn kết, rơi vào sự hỗn loạn (cái xấu hoành hành ngang nhiên/ cái đẹp sông lạc lõng, cô đơn);
– Trái tim nhân hậu (yêu/ ghét/ phẫn nộ/ xúc động…); dũng cảm lên tiếng với cái xấu và phải có trí tuệ khi thể hiện thái độ, quan điểm trước cái đẹp.
 
Ý 4: (0,25 điểm)
 
Ít mắc lỗi chính tả, biết cách dùng từ, ít sai ngữ pháp.
 
***
Câu 2: (5 điểm).
 
Về kiến thức và kỹ năng, yêu cầu phải đạt được những chuẩn sau trong quá trình tạo         lập văn bản:
 

  1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:

 
Điểm 0,5: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.

  1. Kiến thức trọng tâm:
  2. Giới thiệu đôi nét về tác giả, hoàn cảnh sáng tác và giới thiệu đoạn thơ cần phân tích (13 câu trong đoạn thể hiện tư tưởng Đất Nước của Nhân dân ở góc nhìn thời gian lịch sử) (0.5đ);
  3. Cần tập trung làm rõ nội dung chính của đoạn thơ: công lao của Nhân dân đối với Đất Nước ở góc nhìn thời gian lịch sử:

b1. Bốn câu đầu:
Khái quát về hình ảnh Nhân dân qua cách sống, cách nghĩ và đặc biệt là công lao của Nhân dân (0.75đ)
                                                Họ đã sống và chết
                                                Giản dị và bình tâm
                                                Không ai nhớ mặt đặt tên
                                                Nhưng họ đã làm nên Đất Nước”
– Cách dùng đại từ “Họ”: đông đảo, vô danh của Nhân dân;
– Nhịp thơ có sự luân chuyển từ 3/2 sang 2/3: sự tồn tại vĩnh hằng của Nhân dân trong dòng chảy của thời gian;
– Phẩm chất của Nhân dân trong cách sống, cách nghĩ: sống rất giản dị và suy nghĩ rất bình  tâm
b2. Bảy câu tiếp theo:  Cụ thể hóa công lao của Nhân dân trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước (1.5đ):
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
                                                … Có nội thù thì vùng lên đánh bại”;
            – Điệp từ “Họ”đóng vai trò chủ thể : nhà thơ gián tiếp khẳng định vai trò, công lao to lớn của Nhân dân;
– Các động từ  (truyền, chuyền, giữ, gánh, đắp, be…): hành động thể hiện quá trình lao động, dựng xây thực hiện nhiệm vụ của bất kì thế hệ người Việt đó là sự tiếp nối những giá trị vật chất, tinh thần để: Gánh vác phần người đi trước để lại/ Dặn dò con cháu chuyện mai sau.
b3. Hai câu cuối: Khẳng định Đất Nước của Nhân dân (0.5đ)
                                           “Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân Dân
Đất Nước của Nhân Dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”.
– Danh từ chung viết hoa và phép điệp: Đất Nước – Nhân Dân: gắn bó máu thịt giữa Đất Nước và Nhân dân;
– Quan hệ định danh (Đất Nước Nhân dân)/ quan hệ sở hữu (Đất Nước của Nhân Dân);
à khẳng định tư tưởng Đất Nước của Nhân dân qua hình thức ngôn từ
– Ý nghĩa đẳng lập : Nhân Dân – ca dao thần thoại: nhấn mạnh văn hóa dân gian là sản phẩm văn hóa tinh thần của Nhân dân: tâm nguyện, ước mơ, khát vọng… của Nhân dân/ chính Nhân dân còn là đối tượng phản ánh của văn hóa dân gian.
b4. Liên hệ so sánh với tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” – Nguyễn Đình Chiểu: về vai trò trách nhiệm của Nhân dân…(1.25đ)
– Họ giản dị, mộc mạc chất phác trong cách nghĩ, lối sống của người nông dân: đời thường, ngày thường cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó
– Khi giặc đến, họ vượt qua cái lo sợ lúc đầu, chờ đợi triều đình và  không chờ đợi triều đình được nữa , họ căm giận, đau đớn, uất hận và họ đã tự nguyện ra trận: ngoài cật có một manh áo vải nào đợi mang bao tấu, bầu ngòi/ trong tay ngọn tầm vông chi nài sắm dao tu nón gõ…
– Họ đã kiên cường đối chọi với kẻ thù đầy đủ súng đạn: kẻ đâm ngang, người chém ngược làm cho mã tà ma ní hồn kinh/ bọn hò trước lũ ó sau trối kệ tàu thiếc tàu đồng súng nổ… và họ trong tư thế quật cường ấy, lấp lánh chân dung của những con người gánh trên vai vận mệnh của non sông. Họ biết rằng mình chỉ là vô danh trong dân tộc anh hùng nhưng điều cao cả nhất họ để lại là triết lí sống phù hợp đến muôn đời:
            “Thà thác mà đặng câu định khái, về theo tổ phụ cũng vinh, hơn còn mà chịu chữ đầu Tây ở với man di rất khổ”
Tinh thần ấy, ý chí ấy vẫn chói lòa trong mỗi người dân Cần Giuộc. Sống để chịu nô lệ, tay sai của Tây thì thà một lần chiến đấu hết mình mà đem vinh quang cho dân tộc.
             chúng ta xúc động, trân trọng, ngưỡng mộ và ngợi ca
 
***

, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *