Đề kiểm tra Ngữ văn lớp 12 (có đáp án,ma trận)

Đề kiểm tra Ngữ văn lớp 12 (có đáp án,ma trận)
Thiết lập ma trận:

         Cấp độ
 
Chủ đề      
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng  Tổng số
Cấp độ thấp Cấp độ cao
I. Đọc – hiểu – Nhận diện được thể thơ – Phát hiện được các từ láy có trong đoạn thơ và lí giải ý nghĩa, tác dụng của các từ láy – Biết đánh giá tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình – Liên hệ với những giá trị sống hiện tại của bản thân và những người xung quanh
Số câu Số điểm
Tỉ lệ ( %/)
1
0.55%
1
110%
1
0.55%
1
110%
43
30%
II. Làm văn  
 
 
– Vận dụng kiến thức đọc – hiểu và kĩ năng tạo lập văn bản để viết bài nghị luận văn học, từ tác phẩm văn học liên hệ với thực tiễn để nhận thức được những vấn đề xã hội mà nhà văn đã đặt ra
Số câuSố điểm
Tỉ lệ ( %)
1
7
70%
1
7
70%
Tổng:Số câu  
Số điểm
Tỉ lệ (%)
 1
0.5
5%
 1
1
10%
 1
0.5
5%
 2
8
80%
 5
10
100%

 BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
ĐỀ KIỂM TRA
Bài viết số 7 – Ngữ văn 12
Thời gian làm bài: 90 phút
 
Phần I – Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Bần thần hương huệ thơm đêm
khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn
chân nhang lấm láp tro tàn
xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào
 
Mẹ ta không có yếm đào
nón mê thay nón quai thao đội đầu
rối ren tay bí tay bầu
váy nhuộm bùn,  áo nhuộm nâu bốn mùa
 
Cái cò…sung chát đào chua…
câu ca mẹ hát gió đưa về trời
ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.
(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa…– Nguyễn Duy)
Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì?
Câu 2: Trong đoạn thơ trên có sử dụng các từ láy nào? Chỉ ra tác dụng nghệ thuật của các từ láy đó?
Câu 3: Qua việc cảm nhận đoạn thơ trên, em hiểu gì về tâm trạng của nhân vật trữ tình?
Câu 4: Đọc xong bài thơ, em có suy nghĩ gì về cách ứng xử với cha mẹ của một số người qua những mẩu tin sau?
– Sáng 26/3, Nguyễn Duy Linh (25 tuổi, trú huyện Thanh Oai) bị TAND Hà Nội xét xử về tội giết người. Nạn nhân là mẹ của bị cáo. (Theo vnexpress ngày 26/3/2014)
– Cụ Nguyễn Văn Quý (84 tuổi) và cụ Nguyễn Thị Chén (82 tuổi), ngụ thôn Đồng Lư, xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai, Hà Nội đang sống trong góc nhà nhỏ hẹp khoảng dăm m2, chiếc giường xin được ở đâu nên hai chân còn, hai chân phải lấy gạch kê lên. Tám năm qua, cả 2 cụ bị con cái đẩy ra đường dù đã dựng vợ, gả chồng cho con cái yên ấm. Hiện tại, cụ ông ngày ngày ra đồng mò cua bắt ốc về nuôi cụ bà qua những ngày đói khổ. (Theo vietnamnet ngày 27/12/2013)
– Đùn đẩy trách nhiệm không muốn phụng dưỡng mẹ già, các con đã đẩy cụ bà 77 tuổi ra đường trong đêm sương lạnh. (Theo ngoisao ngày 23/2/2013)
 
Phần II. Tự luận (7.0 điểm)
Anh (chị) có suy nghĩ gì về hình tượng người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu? Qua cuộc đời, số phận của người phụ nữ này nhà văn đã đặt ra những vấn đề gì trong hiện thực đời sống?
 HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I: Đọc – hiểu (3.0 điểm)
Câu 1: 0.5 điểm
Đáp án: Lục bát
Câu 2: 1.0 điểm
– Các từ láy trong đoạn thơ: Bần thần, lấm láp, xăm xăm, rối ren ( 0.5 điểm)
– Tác dụng: tăng giá trị biểu đạt (tô đậm cuộc đời lam lũ của mẹ, tôn vinh đấng sinh thành cao cả, bộc lộ cảm xúc của người con khi tưởng nhớ về mẹ) (0.5 điểm)
Câu 3: 0.5 điểm
Đoạn trích thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình: nỗi nhớ, niềm thương, tình yêu và lòng biết ơn sâu nặng của một người con dành cho mẹ.
Câu 4: 1.0 điểm
Học sinh có thể có nhiều cách suy nghĩ:
– Hành động, cách đối xử với cha mẹ của những người trong các bản tin trên là bất hiếu, bất kính, tàn nhẫn.
– Xã hội cần lên án, phê phán mạnh mẽ những hành vi xấu xa, cần trừng trị đích đáng những tội ác, xử lý nghiêm khắc những kẻ ngược đãi chính cha mẹ mình.
– Liên hệ với đoạn trích trong bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa… ta càng hiểu, càng yêu và thấm thía sự hi sinh của mẹ dành cho các con thông qua hành trình đầy thấm thía của người con tìm về nơi bóng mẹ đã khuất, từ đó thấy rằng cần điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với đạo đức, luân lý.
Phần II: Tự luận (7.0 điểm)

  1. Yêu cầu về kỹ năng:

Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học, có khả năng liên hệ với hiện thực đời sống xã hội.

  1. Yêu cầu về kiến thức:

Trên cơ sở những hiểu biết về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu, học sinh cần thể hiện rõ những suy nghĩ của bản thân về hình tượng người đàn bà hàng chài và nhận thức được những vấn đề của hiện thực đời sống mà nhà văn gửi gắm qua hình tượng này.
Sau đây là một số gợi ý:
* Hình tượng người đàn bà hàng chài:
– Người phụ nữ có cuộc đời lam lũ, nghèo đói (gia đình đông con, nghèo túng, thiếu ăn quanh năm, lao động khó nhọc, vất vả…).
– Người phụ nữ có cuộc đời đầy đau khổ, bế tắc (thường xuyên bị chồng hành hạ nhưng vì nhiều lý do khác nhau, người phụ nữ này không thể bỏ chồng, cũng chưa thể tìm cho gia đình mình một lối thoát,..).
– Tâm hồn cao đẹp, lòng bao dung, tình thương yêu con vô bờ bến,…(nhẫn nại chịu đựng, thấu hiểu chồng, hy sinh tất cả vì con,…).
– Người phụ nữ từng trải, hiểu sâu sắc lẽ đời (thấu hiểu những nỗi phức tạp của đời sống, …)
* Những vấn đề của đời sống xã hội:
Qua cuộc đời, số phận của người đàn bà hàng chài, học sinh nhận thức được những vấn đề của đời sống xã hội mà nhà văn đã đặt ra:
– Tình trạng nghèo đói và tăm tối trong cuộc sống của con người có thể dẫn đến sự tha hóa về phẩm chất đạo đức, khiến con người trở nên xấu xa, tàn nhẫn với chính người thân trong gia đình.
– Bạo lực gia đình đã và đang là vấn đề nhức nhối của xã hội, là nguyên nhân gây ra nỗi bất hạnh cho con người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
– Tương lai của trẻ thơ – những đứa trẻ như con của người đàn bà hàng chài – sẽ như thế nào khi lớn lên trong một thế giới lạc hậu, nghèo đói và đầy bạo lực?

  1. Cách cho điểm:

Học sinh có thể trình bày bài theo nhiều cách khác nhau, có thể không đề cập đến tất cả những khía cạnh của vấn đề mà chỉ đi sâu một vài ý. Do vậy, giáo viên cần vận dụng linh hoạt đáp án, không đếm ý cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo, thể hiện được quan điểm riêng một cách thuyết phục. Chấp nhận những cách lý giải, suy nghĩ khác với đáp án nếu hợp lý.
Thang điểm:
– Điểm 6-7: Bài viết thể hiện rõ suy nghĩ về nhân vật người đàn bà hàng chài, nhận thức sâu sắc về vấn đề xã hội nhà văn đã đặt ra trong tác phẩm. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, ít mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
– Điểm 4-5: Cơ bản trình bày được suy nghĩ về nhân vật người đàn bà hàng chài và nhận thức được những vấn đề xã hội trong tác phẩm. Bố cục rõ ràng, lập luận tương đối chặt chẽ, còn mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
– Điểm 2-3: Chưa thể hiện rõ được suy nghĩ về nhân vật và vấn đề xã hội nhà văn đặt ra. Còn mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
– Điểm 1: Chưa hiểu yêu cầu của đề, nội dung quá sơ lược, sai lạc về kiến thức.
– Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn.
(Tài liệu sưu tầm )
Xem thêm : Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn văn có đáp án
Xem thêm :Tổng hợp những đề thi về các tác phẩm trọng tâm lớp 12,  Chiếc thuyền ngoài xa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *