Đề kiểm tra Ngữ văn lớp 12. Có ma trận

ĐỀ KIỂM TRA  MÔN: NGỮ VĂN                   
LỚP 12 (Bài viết số 1)
– Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình môn Ngữ văn lớp 12.
– Đề khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 12 học kì 1 theo  nội dung Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận.
Cụ thể, đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau:
+ Nắm được cách viết một bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí,
+ Vận dụng kiến thức làm bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí.
Hình thức đề kiểm tra:
– Hình thức: tự luận.
– Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong thời gian 45 phút.
Thiết lập ma trận:
Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
Thiết lập khung ma trận:
 

          Mức độ/Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cấp độ thấp Vận dụng cấp độ cao Cộng
Làm văn: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. – Huy động kiến thức, hiểu biết để viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
Số câu: 1Tỉ lệ: 100% (100%= 10 điểm) (100%= 10 điểm)

Biên soạn câu hỏi theo ma trận:
 
ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 01 MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 – CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
(Thời gian làm bài: 45 phút)
 
Anh chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ về câu nói của nhà thơ Tố Hữu:
“ Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn?”.( 10 điểm )
Hướng dẫn chấm, biểu điểm:

Anh chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ về câu nói của nhà thơ Tố Hữu:“ Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn?”. Điểm
a. Yêu cầu về kĩ năng:Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; cần làm rõ được các ý chính sau:
– Nêu vấn đề cần nghị luận 1,0 đ
– Giải thích thế nào là sống đẹp:Sống có mục đích, lí tưởng, lành mạnh, tích cực,… 1,0 đ
– Phân tích, chứng minh: các khía cạnh của sống đẹp, nêu những tấm gương sống đẹp, có thể lấy dẫn chứng từ thực tế hoặc trong thơ văn.+ Bàn luận cách thức để sống đẹp: thường xuyên học tập, rèn luyện…
+ Phê phán lối sống không đẹp: hiếu ý chí, nghị lực, ích kỉ, vô trách nhiệm…
 
+ Bài học rút ra cho bản thân: sống đẹp để trau dồi, rèn luyện nhân cách,…
2,5 đ             2,0 đ
 
1,5 đ
 
1,0 đ
  – Khẳng định lại vấn đề 1,0 đ
* Lưu ý:– Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.– Nếu học sinh có suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận.

 
* Biểu điểm:

  • Điểm 9-10 Bài làm hoàn thiện , xuất sắc , lập luận thuyết phục, văn sáng sủa mạch lạc.
  • Điểm 7-8 :Bài làm khá, ý mạch lạc, hành văn trôi chảy.
  • Điểm 5-6 : Bài làm tương đối rõ ý, tuy nhiên phân tích lí giải chưa sâu sắc, còn mắc lỗi diến đạt, chính tả

–    Điểm 3-4: Ý tưởng không rõ, diễn đạt lủng củng, sai nhiều lỗi chính tả
–    Điểm 0-1-2:  Học sinh không làm bài hoặc lạc đề.
* Dặn dò: Chuẩn bị bài:  Tuyên ngôn độc lập ( phần Tác phẩm).
RÚT KINH NGHIỆM:
 
ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 2 –  LỚP 12
MÔN NGỮ VĂN CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
 MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
– Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì 1, môn Ngữ văn lớp 12.
– Đề kiểm tra bao quát nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình nghị luận xã hội – Ngữ văn 12 học kì 1, với mục đích đánh giá năng lực hiểu biết của các em về những vấn đề xã hội để có ý thức và thái độ đúng đắn trước các hiện tượng đời sống, và kỹ năng tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận.
– Cụ thể, đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh  theo các chuẩn sau:
Làm văn : Nắm vững và vận dụng tốt các thao tác nghị luận :
+ Giải thích vấn đề
+ Phân tích được những khía cạnh của vấn đề.
+ Bình luận mở rộng vấn đề về hiểu biết xã hội.
 
HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
Hình thức : tự luận.
Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm trong 90 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
– Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 12, học kì 1.
– Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra (theo các bước như minh họa ở trên).
– Xác định khung ma trận.
MA TRẬN ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 2 – LỚP 12
 

       Mức độ  Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
  Thấp Cao  
I. làm văn.Nghị luận về một hiện tượng đời sống  Trình bày một quan điểm
Số câuSố điểm Tỉ lệ 1 câu10đ100% Số câu: 1Số điểm:10 Tỉ lệ: 100 %
Tổng câuĐiểm Tỉ lệ 1câu10đ100% Số câu:1Số điểm:10Tỉ lệ: 100%

 
BIÊN SOẠN ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 2
ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 2 – LỚP 12
MÔN NGỮ VĂN CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
THỜI GIAN LÀM BÀI : 90 PHÚT
Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” .
HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
  * Yêu cầu về kĩ năng:
– Hiểu đề và có kĩ năng phân tích đề.
– Biết làm bài văn nghị luận xã hội, phân tích một vấn đề xã hội.
– Dàn ý đủ, đúng, bố cục chặt chẽ.
– Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, có cảm xúc.
  * Yêu cầu về nội dung:
Học sinh có thể có nhiều cách trình bày bài làm song cần đảm bảo các ý sau:
–  Nêu rõ hiện tượng
–  Phân tích được biểu hiện, ý nghĩa , tác dụng của cuộc vận động
–  Nêu được quan điểm, thái độ (đồng tình) trước cuộc vận động
–  Bài học nhận thức và hành động cho bản thân
* Biểu điểm:
Điểm 8-10: Bài làm đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu trên.
Điểm 5-7: Nêu được các ý cơ bản, vận dụng tương đối tốt kĩ năng làm văn nghị luận, song suy nghĩ, cảm xúc chưa thật sâu.
Điểm 3-4: Tỏ ra hiểu yêu cầu của đề nhưng bài viết còn chung chung, chưa biết chọn lọc hình ảnh, chi tiết, các dẫn chứng. Diễn đạt còn sai nhiều lỗi.
Điểm 1-2: Bài quá sơ sài, chưa đi vào trọng tâm của đề, diễn đạt lủng củng.
Điểm 0 : Bài làm lạc đề hoặc có sai phạm nghiêm trọng về nhận thức.
 
 
                                  ĐỀ KIỂM TRA  NĂM 2011 – 2012                                       MÔN: NGỮ VĂN
LỚP 12 (Bài viết SỐ 3-
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
LỚP 12-CTCB
Thời gian làm bài: 90 phút
MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
-Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ Văn lớp 12, từ tuần học thứ 6 đến hết tuần học thứ 10 của chương trình HK1
– Đề kiểm tra chỉ bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 12 từ tuần học thứ 6 đến hết tuần học thứ 10 của  học kì I theo  phân môn Văn, Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiÓm tra tự luận. Các câu hỏi tù luËn chñ yÕu kiÓm tra năng lực đọc- hiểu và kÜ n¨ng t¹o lËp v¨n b¶n theo c¸c thao t¸c vµ ph­¬ng thøc biÓu ®¹t ®· häc.
      Cụ thể, đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh  theo các  chuẩn sau:
  + Nhớ và hiểu được kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm thơ hiện đại: Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, Tây Tiến của Quang Dũng (hoàn cảnh ra đời); Việt Bắc của Tố Hữu (hoàn cảnh ra đời)
+ Kĩ năng làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
+ Kĩ năng làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống
HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
Hình thức : tự luận.
Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm trong 90 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN

  • Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 12 ở 10 tuần đầu của học kì 1
  • Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra (theo các bước như minh họa ở trên)
  • Xác định khung ma trận

 
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA SỐ 3 – ĐỀ A
 MÔN NGỮ VĂN LỚP 12

       Mức độ  Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
  Thấp Cao  
I. Đọc vănKiến thức về hoàn cảnh ra đời Tây Tiến của Quang Dũng Câu 1  Nêu hoàn cảnh ra đời…    
Số câuSố điểmTỉ lệ 1 câu1 điểm10%   
Số câuSố điểm  Tỉ lệ 1 câu1 điểm10% 1 câu1 điểm10%
II. Làm văn1. Nghị luận về một hiện tượng đời sống    Vận dụng các TTLL, kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội để trình bày suy nghĩ về 1 hiện tượng  trong đời sống  
Số câuSố điểmTỉ lệ   1 câu3 điểm30% 1 câu3 điểm30%
2. Nghị luận về bài thơ, đoạn thơ     Vận dụng các TTLL, kĩ năng làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ để              trình bày cảm nhận về đoạn thơ  
Số câuSố điểmTỉ lệ   1 câu6 điểm60% 1 câu6 điểm60%
Tổng câuĐiểm – Tỉ lệ 3 câu10đ100% Số câu: 3Số điểm: 10Tỉ lệ: 100%

 
BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
đề a
Câu 1( 1 điểm)
              Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ Tây tiến của Quang Dũng ?
Câu 2 (3 điểm)
  Anh/ chị hãy viết một văn bản (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của mình về các vụ bạo lực học đường đang xảy ra phổ biến và có chiều hướng gia tăng trong xã hội ta hiện nay.
Câu 3 (6 điểm)
Trình bày cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau:
“Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi
Đất nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…”mẹ thường hay kể.
Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng.
Đất nước có từ ngày đó…”
 
( Trích Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm)
              
      Ghi chú: Học sinh không được sử dụng tài liệu
 
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA SỐ 3 – ĐỀ B
 MÔN NGỮ VĂN LỚP 12

       Mức độ  Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
  Thấp Cao  
I. Đọc vănKiến thức về hoàn cảnh ra đời Việt Bắc  của Tố Hữu Câu 1  Nêu hoàn cảnh ra đời…    
Số câuSố điểmTỉ lệ 1 câu1 điểm10%   
Số câuSố điểm  Tỉ lệ 1 câu1 điểm10% 1 câu1 điểm10%
II. Làm văn1. Nghị luận về một hiện tượng đời sống    Vận dụng các TTLL, kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội để trình bày suy nghĩ về 1 hiện tượng  trong đời sống  
Số câuSố điểmTỉ lệ   1 câu3 điểm30% 1 câu3 điểm30%
2. Nghị luận về bài thơ, đoạn thơ     Vận dụng các TTLL, kĩ năng làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ để              trình bày cảm nhận về đoạn thơ  
Số câuSố điểmTỉ lệ   1 câu6 điểm60% 1 câu6 điểm60%
Tổng câuĐiểm – Tỉ lệ 3 câu10đ100% Số câu: 3Số điểm: 10Tỉ lệ: 100%

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) –
**************************
ĐỀ B
 
Câu 1 ( 1điểm)
               Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ việt bắc  của Tố Hữu?
Câu 2(3 điểm)
Anh/ chị hãy viết một văn bản (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của mình về các vụ bạo lực học đường đang xảy ra phổ biến và có chiều hướng gia tăng trong xã hội ta hiện nay.
Câu 3(6 điểm)
Trình bày cảm nhận của anh /chị về đoạn thơ sau:
“Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi
Đất nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể.
Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng.
Đất nước có từ ngày đó…”
 
( Trích Đất nước nguyễn khoa điềm )
  Ghi chú: Học sinh không được sử dụng tài liệu
XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
Hướng dẫn chung
– Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
– Do đặc trưng của bộ môn, giáo viên cần linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; chú ý khuyến khích các bài làm có cảm xúc và sáng tạo.
de kiem tra ngu van 12 co ma tran dap an
Đáp án và thang điểm
 

    
 
 
Câu 1
              Hoàn cảnh ra đời bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:* ĐỀ A–          Năm 1947, đoàn quân Tây tiến thành lập, cũng trong năm này Quang Dũng tham gia đoàn quân và trở thành đại đội trưởng
–          Năm 1948: Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Một ngày tại Phù Lưư Chanh, nhà thơ nhớ đơn vị cũ nên viết bài thơ Nhớ Tây Tiến, sau này in lại, ông đổi tên thành Tây Tiến
 
* ĐỀ B:
– Tháng 10/1954, Trung ương Đảng , Chính Phủ ta cùng với cán bộ kháng chiến rời chiến khu Việt bắc để về lại thủ đô. Trong, thời khắc lịch sử và không khí chia tay bịn rịn ấy, Tố Hữu đã  viết bài thơ Việt Bắc
    
 1đ
 
 
 
 
 

 
    
 
 
 
 
 
Câu 2
   a.Yêu cầu về kĩ năng : – Thí sinh biết cách làm bài NLXH, cụ thể là nghị luận về một hiện tượng đời sống.- Biết sử dụng hợp lí các thao tác lập luận : giải thích, phân tích, bình luận …- Bố cục sáng rõ, lập luận chặt chẽ.
b. Yêu cầu về kiến thức :
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ các ý chính sau :
– Nêu được vấn đề nghị luận
– Giải thích như thế nào là bạo lực học đường : là những hành động mang tính bạo lực xảy ra nơi trường học
– Các biểu hiện và thực trạng của bạo lực học đường trong xã hội ta hiện nay như thầy dùng bạo lực với học sinh, học sinh dùng bạo lực với thầy và đặc biệt là trường hợp học sinh dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn với nhau ngày càng phổ biến … gây hậu quả nghiêm trọng và bức xúc trong dư luận xã hội, được phản ánh nhiều trên báo chí( dẫn chứng)
– Nguyên nhân :
+ Khách quan: Do thiếu sự quan tâm của gia đình, nhà trường, xã hội…
+ Chủ quan: sự xuống cấp về mặt đạo đức, sự nông nổi – muốn thể hiện mình của một số cá nhân…
– Hậu quả :
+ Suy thoái đạo đức trong nhà trường .
+ Đây là con đường nhanh nhất dẫn đến tội phạm sau này
– Thái độ  :  Không được vô cảm, thờ ơ mà phải lên tiếng và có hành động thiết thực để chống lại bạo lực học đường
– Giải pháp :
+ Tác động vào nền giáo dục gia đình và môi trường sống xung quanh đối tượng
+ Nhà trường phải tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh . Đồng thời cần có những biện pháp xử lí thích đáng đối với những trường hợp vi phạm
.- Bài học nhận thức
Chỉ cho diểm tối đa khi bài làm của học sinh đạt được đầy đủ các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng
 
 
 
0,25đ
0,25đ
 
 

 
 
 
 
0,25đ
 
 
 
0,25đ
 
0,25đ
 
 
0,5đ
 
 
 
 
0,25đ
    
 
 
 
 
 
Câu3
a/ Yêu cầu về kĩ năng:- Biết cách làm bài văn NLVH – Phân tích một đoạn thơ.- Có kết cấu chặt chẽ,lập luận tốt, diễn đạt lưu loát, không phạm lỗi chính tả, dùng từ, viết câu. Văn viết gợi hình, gợi cảm.b/ Yêu cầu về kiến thức:
– Có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các ý sau:
+ Về nội dung: Nêu được các ý cơ bản của đoạn thơ:
6
    Ý1: ĐN được cảm nhận gắn liền với nền văn hoá lâu đời của dân tộc.- Gắn liền với những câu chuyện cổ tích, ca dao.- Gắn liền với truyền thống văn hoá, phong tục người Việt (miếng trầu, tóc mẹ thì bới…). 1 đ
      Ý2: ĐN lớn lên trong đau thương vất vả cùng với những cuộc trường chinh không ngơi nghỉ của cha ông. 1 đ
      Ý3: ĐN gắn với những con người sống ân tình, thuỷ chung; gắn liền 1 đ
      Ý 4: ĐN gắn với những gì gần gũi, thân thuộc nhất: “cái kèo, cái cột”
      Ý 4: ĐN gắn với truyền thống lao động cần cù, chăm chỉ; mang dấu ấn của nền văn minh nông nghiệp lúa nước có tự ngàn đời 1 đ
 + Về nghệ thuật:Ý1: Sử dụng chất liệu văn hoá dân gian, hình ảnh sáng tạo, gợi cảm.Ý2: Giọng điệu tâm tình, thiết tha, trang nghiêm trầm lắng….
* Khuyến khích những bài viết có sự cảm nhận sâu sắc, độc đáo và sáng tạo
1 đ 

Lưu ý: Đây là đề thi theo cấu trúc cũ, các bạn có thể vào link này để cập nhật những đề thi theo cấu trúc năm nay nhé : Bộ đề luyện thi ngữ văn dành cho khối  12 :http://vanhay.edu.vn/de-thi-dap-an/de-thi-khoi-12

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *