Đề đọc hiểu về bài Thuyền và biển của Xuân Quỳnh

Đề đọc hiểu về bài Thuyền và biển của Xuân Quỳnh
Cho đoạn thơ:
Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu
 
Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau – rạn vỡ”.
(Xuân Quỳnh – “Thuyền và biển”)
1/  Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Thể thơ đó có tác dụng ra sao trong việc diễn đạt nội dung đoạn thơ?
 (- Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ ngũ ngôn.
  – Tác dụng: diễn đạt rất nhịp nhàng âm điệu của song biển cũng như sóng long của người đang yêu.)
 
2/ Nội dung của hai đoạn thơ trên là gi?
(Tình yêu giữa thuyền và biển cùng những cung bậc trong tình yêu).
3/ Nêu biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng? Tác dung?
 – Biện pháp nghệ thuật được nhà thơ sử dụng nhiều nhất là ẩn dụ: Thuyền – Biển tượng trưng cho tình yêu của chàng trai và cô gái. Tình yêu ấy nhiều cung bậc, khi thương nhớ mênh mông, cồn cào da diết, bâng khuâng
Biện pháp nghệ thuật nữa được sử dụng là nhân hóa. Biện pháp này gắn cho những vật vô tri những trạng thái cảm xúc giúp người đọc hình dung rõ hơn tâm trạng của đôi lứa khi yêu.
4.Hình ảnh biển bạc đầu trong câu thơ “Biển bạc đầu thương nhớ” có ý nghĩa gì?
Cách nói hình tượng, Tg đã diễn tả nỗi nhớ thiết tha, nỗi nhớ được dựng lên bởi một thời gian bất thường và cụ thể hóa được nỗi nhớ thương:  biển bạc đầu vì thương nhớ, biển thương nhớ cho đến nỗi bạc cả đầu, biển đã bạc đầu mà vẫn còn thương còn nhớ như thuở đôi mươi.

  1.  Tác dụng của biện pháp điệp ngữ trong bài thơ trên?

Biện pháp lặp cú pháp:
Chỉ có thuyền mới hiểu /Chỉ có biển mới biết
Những ngày không gặp nhau/ Biển chỉ còn sóng gió –
Em chỉ còn bão tố!”… -> Khẳng định sự thủy chung trong nỗi nhớ qua thời gian.
Xem thêm :Tuyển tập bộ đề đọc hiểu ôn thi THPT Quốc gia ngữ văn

15 bình luận trong “Đề đọc hiểu về bài Thuyền và biển của Xuân Quỳnh

    1. Điểm khác nhau cơ bản là về cách xây dựng hình tượng nghệ thuật. Bài Sóng xây dựng 2 hình tượng tương đồng : sóng và em.Sóng là ẩn dụ cho tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu
      Bài THuyền và biển xây dựng hai hình tượng Thuyền- Biển mang ý nghĩa ẩn dụ cho tình yêu em và anh.

    1. Mở bài :
      Giới thiệu truyện “Vợ nhặt”( Kim Lân)
      Giới thiệu truyện “Chiếc thuyền ngoài xa”( Nguyễn Minh Châu)
      Giới thiệu hai chi tiết
      Thân Bài:lần lươt phân tích hai chi tiết
      1. Chi tiết nồi cháo cám
      – Vị trí của chi tiết trong truyện ngắn ( tóm tắt : nằm trong phần 2 của truyện ngắn , cụ thể đó là món ăn
      duy nhất của cả nhà trong buổi sáng ngày hôm sau )
      – Ý nghĩa
      + Đối với gia đình Tràng, nồi cháo cám là món ăn xua tan cơn đói, là món ăn duy nhất của bữa tiệc cưới
      đón nàng dâu mới về . Trong hoàn cảnh của nạn đói năm 1945, khi mà “Xóm ta khối nhà còn chả có cám
      mà ăn đấy”, nồi cháo cám lại là món ăn không thể không có.
      + Qua chi tiết nồi cháo cám, tính cách của nhân vật được bộc lộ :
      . Bà cụ Tứ: người mẹ đảm đang, yêu thương con hết mực ( mặc dù đã già nhưng bà vẫn dậy sớm chuẩn bị
      bữa ăn cho cả nhà; hơn thế nữa khi cái đói đang rình rập bà vẫn cố gắng để có được bữa tiệc cưới giản dị
      cho con trai của mình) .
      . Tràng: “Tràng cầm đôi đũa, gợt một miếng bỏ vội vào miệng. Mặt hắn chun ngay lại, miếng cám đắng
      chát và nghẹn bứ trong cổ”, cách ứng xử này vừa cho thấy Tràng là người chồng có trách nhiệm với nỗi
      thẹn không thể dành cho người vợ mới cưới của mình một bữa ăn đủ đầy, một tiệc cưới sang trọng ; vừa
      cho thấy Tràng là người con hết sức khéo léo trong cách cư xử với mẹ, hiểu rõ được hoàn cảnh của gia
      đình mình.
      . Vợ Tràng: qua chi tiết này ta càng khẳng định được sự thay đổi về tính cách của vợ Tràng, hết sức ngạc
      nhiên trước nồi cháo cám nhưng người con dâu mới vẫn điềm nhiên và vào miệng để làm vui lòng mẹ
      chồng. Điều đó cũng cho thấy vợ Tràng không còn nét cách đỏng đảnh như xưa nữa mà cô đã chấp nhận
      hoàn cảnh, đã thực sự sẵn sàng cùng gia đình vượt qua những tháng ngày khó khăn sắp tới.
      + Nồi cháo cám là nồi cháo của tình thân, tình người , niềm tin và hy vọng.
      + Chi tiết thể hiện tài năng của nhà văn Kim Lân trong việc lựa chọn chi tiết trong truyện ngắn.
      2. “xương rồng luộc chấm muối” trong lời kể của nhân vật người đàn bà hàng chài truyện “Chiếc thuyền ngoài xa”( Nguyễn Minh Châu)
      có 2 ý nghĩa sau:
      + cuộc sống lam lũ khổ cực của người đàn bà hàng chài
      + Là món ăn quen thuộc, cứu với gia đình người đàn bà hàng chài trong lúc khó khăn cùng cực nhất

    2. So sánh điểm giống và khác nhau giữa hai chi tiết
      khác nhau:nồi chè khoán thể hiện niềm lạc quan của bà Cụ Tứ. tình cảm của ng mẹ đv con. còn xươg rồg luộc chấm muối thì mag ý nghĩa khác. nó thể hiện cs vất vả lam lũ của gd hàng chài
      Sau đó lí giải vì sao có sự khác biệt đó : do cá tính sáng tạo của mỗi nhà văn, do chủ đề, tư tưởng của mỗi tác phẩm…
      Kết bài: nhận xét về sự sáng tạo của mỗi nhà văn, đánh giá chung về tác phẩm

    1. trước tiên em phân tích vẻ đẹp nhân cách nhà nho trong từng tác phẩm, sau đó so sánh điểm giống và khác nhau. Sau đây là 1 số gợi ý :
      Trước hết, vẻ đẹp nhân cách nhà nho chân chính qua hai tác phẩm đều là sự thể hiện quan điểm của mình về con đường danh lợi. Tuy nhiên mỗi người lại có một cách bộc lộ khác nhau về ước mơ thời đại ấy.
      ở Cao Bá quát, dường như sự nghiệp đậu đạt làm quan là quá gập ghềnh, trắc trở. Nói diều ấy không có nghĩa Cao Bá Quát không có tài mà ngược lại, ông là một người có học vấn uyên thâm. Nguyên ngân chủ yếu làm mất đi một nhân tài đất nước như ông cũng là vì sự suy thoái cử xã hội, sự khủng hoảng của thời đại. Với cách sử dụng hình tượng bãi cát đầy tính gợi hình, và hình ảnh người đi trên bãi cát vô cùng tinh tế, Cao Bá Quát đã miêu tả rất thành công sự mệt nhọc, vất vả của người đi trên con dường danh lợi. Con dường ấy dài lắm, khó đi lắm đến nỗi giọt nước mắt của những người trí thức phải tuôn rơi. Giọt nước mắt đó là tiếng khóc cho sự vất vả, mệt mỏi, giọt nước mắt khóc thương cho biết bao năm đèn sách không là gì cả mà hơn nữa, đó là tiếng khóc của thời đại, tiếng lòng bi thương cho một xã hội suy đồi.
      Còn đến với Nguyễn Công Trứ, ta lại cảm nhận một suy nghĩ khác:
      “Vũ trụ nội mạc phi phận sự
      Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng”
      May mắn hưon Cao Bá Quat, Nguyễn Công Trứ rất thành công trong sự nghiệp của mình, nhưng không vì thế mà ông đề cao con đường làm quan. Dường như có một sự tương đồng nho nhỏ trong suy nghĩ của hai nhà nho lớn khi Nguyễn Công Trứ cũng camt thấy bị gò bó, ép buộc chốn quan trường. Điều ấy được thể hiện sâu sắc qua từ “vào lồng”. Có lẽ rằng sống trong thời đại đó thì cái đíh phấn đấu cuối cùng của nhà nho là một chức quan. Với họ, học là để thi cử, dèn sách là để được vinh danh. Nhưng chúng ta không nên quá phê phán lối suy nghĩ ấy bởi đó là mục đích sống của cả một thế hệ. Nếu nhue không đi theo con đường ấy, họ sẽ chẳng có một lối rẽ nào khác cả.
      Không dừng lại ở đó, cả Cao Bá Quát và Nguyễn Công Trứ đều để lại một dáu ấn riêng qua Tác phẩm của mình để khẳng định phong cách . Với Cao Bá Quát, phong cách nhà nho chân chính thật sự toả sáng kho ông có quan niệm sống vô cùng tiến bộ.
      Con đường danh lợi gập ghềnh đến thế thì bạn hãy tự thoát ra. Một bước đi để đường đời thay đổi, để không còn phải vất vả bon chen, hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn. Đâu phải chỉ có làm quan mới là con đường duy nhất đi tới thành công, hãy chọn cho mình một lối rẽ riêng, không xô bồ, chen lấn.Đừng để vòng xoáy danh lợi nhấn chìm những con người tài giỏi vào hố sâu, dũng cảm bước ra khỏi vòng xoáy ấy mới là quyết định sáng suốt nhất. Cao Bá Quát đã có một quan niệm rất đúng đắn, vượt qua thời đại để hướng con người tới một cuộc sống hạnh phúc hơn. Đó cũng là bước đi đầu tiên để làm thay đổi xã hội, thoát khỏi sự lũng đoàn, suy đồi. Từ đó, Cao Bá Quát đã trở thành một biểu tượng của nhà nho chân chính, rất khác biệt so với các thế hệ trước. Cũng là một nhà nho chan chính, vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Công Trứ thể hiện qua phong cách, bản lĩnh cá nhân của mình.
      … “Đô môn giải tổ chi niên
      Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng
      Kìa núi nọ phau phau mây trắng
      Tay kiếm cung mà nen dạng tằ bi
      Gót tiên đủng đỉnh một đôi gì
      Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.”
      Nguyễn Công Trứ đã thể hiện mình vô cùng “ngất ngưởng”. Ông luôn làm những điều khác thường, không giống người trong khi mình là một vị quan trên muôn dân. Không những thế, ông còn khoe khoang tự đại về thành tích, công lao của mình, rồi coi mình cao hơn người khác. Hơn thế nữa, Nguyễn công Trứ còn có một cuộc sống vô cùng tự do,phóng khoáng. Vượt lên cả những lời đồn thổi tầm thường, ông sống mà không để ý đến xung quanh. Một cuộc sông đúng với choính mìn, sống thật với bản thân. Nhưng ông mãi sống trong lòng nhân dân với một hình ảnh vô cùng tốt đẹp, rất đáng kham phục. Cũng bởi vì ông đã công hién rất nhiều cho công cuộc xây dựng đất nước, có những tháng ngày sống hết mình vì nhân dân. Cành đáng trân trọng hơn nữa đó là ông đã dám thể hiện cái “tôi” cá mhân của mình. Một cái tôi bản ngã – vượt lên thời đại. Một nhà nho chân chính là người dám nói, dám thể hiện bản lĩnh của mình trước thiên hạ. Và ông đã làm được điều đó, xứng đáng với vị trí của mình trong đất nước.
      Đúng vậy, vẻ đẹp nhân cách nhà nho chân chính qua 2 tác phẩm “Bài ca ngăn đi trên bãi cát” và “Bài ca ngất ngưỡng” được thể hiện rất thành công. Tuy mỗi người có một phong cách riêng nhưng nó đều đã trỏ thành một nốt nhấn thời đại, trở thành điểm sáng thẩm mĩ trong lòng người đọc bởi ấy là vẻ đẹp biểu tượng của con người Việt Nam trong thời đại dĩ vãng, xa xưa.

  1. Cô ơi giúp em câu này với “ cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình trong đoanj thơ ‘ những đêm trăng hiền từ…. lòng thuyền đau rãn vỡ’ của xuân quỳnh từ 5-7 dòng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *