Đề đọc hiểu về bài Thời gian của Văn Cao, SGK Ngữ văn 10

Đề đọc hiểu về tác phẩm thơ ngoài chương trình, Các em học sinh có thể tham khảo đề bài sau:
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Thời gian
Thời gian qua kẽ tay
Làm khô những chiếc lá
Kỉ niệm trong tôi
Rơi
      như tiếng sỏi
                     trong lòng giếng cạn
Riêng những câu thơ
                                  còn xanh
Riêng những bài hát
                                   còn xanh
Và đôi mắt em
                      như hai giếng nước.
(Văn Cao, , NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1998)
 
Câu 1: Xét theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp, bài thơ là loại văn bản gì ?
Câu 2: Bài thơ được chia làm mấy phần ? Nội dung chính của từng phần?
Câu 3: Cụm từ “những câu thơ”, “những bài hát” trong hai câu thơ 5 và 6 có ý nghĩa gì ?
Câu 4: Từ “còn xanh” trong hai câu thơ 5 và 6 diễn tả điều gì ?
Câu 5: Đặc sắc nghệ thuật của hai phần trong bài thơ là:

  1. Sử dụng biện pháp tương phản, đối lập
  2. Sử dụng hình ảnh nhân hóa
  3. Sử dụng biện pháp cường điệu
  4. Ngắt nhịp linh hoạt

Câu 6:  Cảm nhận của em về hai câu thơ mở đầu ?
Câu 7: Các câu “Kỉ niệm trong tôi/ Rơi như tiếng sỏi trong lòng giếng cạn” dùng biện pháp tu từ gì ? tác dụng của biện pháp tu từ ấy ?
Câu 8: Em hiểu như thế nào về câu thơ cuối bài ?
Câu 9: Tìm điểm chung về hình thức của các câu thơ 4,5,6,7 ?
Câu 10: Nêu ý nghĩa tư tưởng của bài thơ ?
Câu 11: Điều em học tập được qua bài thơ ? ( trả lời trong khoảng 10 dòng )
đáp án:
 
Yêu cầu về kỹ năng
HS cần có kỹ năng đọc – hiểu văn bản để cảm nhận được nội dung ý nghĩa và hình thức nghệ thuật cũng như thấy được tài năng của nhà văn.
Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh nắm được các đặc điểm của văn bản đọc – hiểu, tìm và phân tích được các biện pháp tu từ, ý nghĩa của từ ngữ, câu văn. Từ đó mà chiếm lĩnh được nội dung, tư tưởng, chủ đề của văn bản:
 

  1. Xét theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp, bài thơ là loại văn bản gì ?

Văn bản thuộc PCNN nghệ thuật

  1. Bài thơ được chia làm mấy phần ? Nội dung chính của từng phần?

Phần 1( 4 câu thơ đầu): Sức tàn phá của thời gian
Phần 2 (3 câu cuối): những điều có sức sống mãnh liệt, trường tồn với thời gian

  1. Cụm từ “những câu thơ”, “những bài hát” trong hai câu thơ 5 và 6 có ý nghĩa gì ?

Biểu tượng cho nghệ thuật

  1. Từ “còn xanh” trong hai câu thơ 5 và 6 diễn tả điều gì ?

Sự tồn tại mãi mãi với thời gian

  1. Đặc sắc nghệ thuật của hai phần trong bài thơ là gì :

Sử dụng biện pháp tương phản, đối lập
6.Cảm nhận của em về hai câu thơ mở đầu ?
– Thời gian qua kẽ tay :  Thời gian trôi nhanh, không dừng lại
– Chiếc lá:  giống như những mảnh nhỏ của cuộc đời con người
Thời gian từ từ, lặng lẽ tàn phá dần từng phần cuộc đời con người

  1. Các câu “Kỉ niệm trong tôi/ Rơi như tiếng sỏi trong lòng giếng cạn” dùng biện pháp tu từ gì ? tác dụng của biện pháp tu từ ấy ?

BPTT so sánh : Kỉ niệm của đời người cũng rơi vào quên lãng, vô tăm tích như hòn sỏi rơi vào cái giếng bùn cát lấp thì chẳng có tiếng vang gì

  1. Em hiểu như thế nào về câu thơ cuối bài ?

Kỉ niệm về tình yêu luôn trong mát, ngọt lành và tồn tại mãi mãi bất chấp thì gian

  1. Tìm điểm chung về hình thức của các câu thơ 4,5,6,7 ?

Hình thức những câu thơ vắt dòng
 

  1. Nêu ý nghĩa tư tưởng của bài thơ ?

Thời gian xóa nhòa tất cả, thời gian tàn phá cuộc đời con người. Duy chỉ có văn học nghệ thuật và kỉ niệm về tình yêu là có sức sống lâu dài, không bị thời gian hủy hoại.
11.Điều em học tập được qua bài thơ: học sinh viết đoạn văn theo yêu cầu của đề bài, dung lượng 10 dòng, có thể tham khảo ý sau:
Niềm tin tưởng và thái độ trân trọng đối với văn học nghệ thuật và tình yêu đôi lứa.
(Tài liệu sưu tầm )
Xem thêm :Tuyển tập bộ đề đọc hiểu ôn thi THPT Quốc gia ngữ văn
Xem thêm : Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn văn có đáp án

2 bình luận trong “Đề đọc hiểu về bài Thời gian của Văn Cao, SGK Ngữ văn 10

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *