Đề đọc hiểu tích hợp Nghị luận xã hội 200 chữ : Tự hào dân tộc Việt

Đề thử nghiệm kì thi THPT Quốc gia 2017.
Phần đọc hiểu và Nghị luận xã hội 200 chữ
ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
      Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:
“Tự hào dân tộc không phải là việc chúng ta thuộc ca dao, tục ngữ, thơ văn lưu loát mà là có sự cảm nhận về vẻ đẹp của văn hóa dân tộc và mang trong mình tâm thế chia sẻ, quảng bá những vẻ đẹp truyền thống của đất nước ra thế giới. Tự hào dân tộc không phải là việc chúng ta thuộc lòng những tình tiết lịch sử mà là tôn trọng các nền văn hóa, các quốc gia khác nhau và biết hành động vì vị thế của đất nước. Tự hào dân tộc không phải là việc vỗ ngực xưng tên, xem nhẹ các nền văn hóa khác mà là thể hiện bản sắc người Việt trong bối cảnh quốc tế.”
(Trích Thư gửi học sinh nhân ngày tựu trường năm học 2016 – 2017
– Marcel van Miert, Chủ tịch điều hành hệ thống trường quốc tế Việt – Úc)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên?
Câu 2: Chỉ rõ biện pháp tu từ cú pháp trong đoạn văn và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ đó?
Câu 3: Anh (chị) có đồng tình với ý kiến được nêu trong câu văn sau không: “Tự hào dân tộc không phải là việc chúng ta thuộc ca dao, tục ngữ, thơ văn lưu loát mà là có sự cảm nhận về vẻ đẹp của văn hóa dân tộc và mang trong mình tâm thế chia sẻ, quảng bá những vẻ đẹp truyền thống của đất nước ra thế giới”? Tại sao?
Câu 4: Từ nội dung của đoạn trích, anh(chị) thấy bản thân cần làm gì để thể  hiện niềm tự hào dân tộc (5- 7 dòng)?
LÀM VĂN (7,0 điểm)
     Câu 1 (2,0 điểm):
Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong câu văn ở phần ngữ liệu đọc hiểu:
Tự hào dân tộc không phải là việc vỗ ngực xưng tên, xem nhẹ các nền văn hóa khác mà là thể hiện bản sắc người Việt trong bối cảnh quốc tế.”
Đáp án :
ĐỌC HIỂU
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính là nghị luận (0,5 diểm)
Câu 2:
– Biện pháp tu từ cú pháp là lặp cấu trúc: “Tự hào dân tộc không phải là … mà là …”(0,5 điểm)
– Hiệu quả: Nhấn mạnh và khẳng định quan điểm của người viết về tự hào dân tộc.(0,5 điểm)
Câu 3:
Đồng tình với ý kiến vì bản sắc dân tộc là những nét riêng tư ưu việt nhất của dân tộc đó cần được thể hiện và giữ gìn trong thời kì hội nhập.(0,5 điểm)
Câu 4: Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, bày tỏ được quan điểm cá nhân, đảm bảo các ý: nhận thức rõ hơn về bản sắc dân tộc, quảng bá hình ảnh quê hương, đât nước, luôn giữ gìn những vẻ đẹp truyền thống của bản sắc dân tộc. (1,0 điểm)
 
LÀM VĂN
Câu 1(2,0 điểm)
1.Yêu cầu về hình thức:
– Viết đúng một đoạn văn khoảng 200 chữ.
– Trình bày rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
 

  1. Yêu cầu về nội dung:

Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo:
* Đoạn văn có chủ đề.
* Trình bày được các nội dung sau:
– Giải thích :
+Tự hào dân tộc: sự ngưỡng mộ, tự tôn về những vẻ đẹp trong bản sắc dân tộc.
+Vỗ ngực xưng tên, xem nhẹ các nền văn hóa khác: sự tự tôn dân tộc mù quáng, thái quá.
→ Thể hiện bản sắc người Việt trong bối cảnh quốc tế là cách khẳng định đúng đắn niềm tự hào dân tộc.
– Chứng minh, bình luận:
+ Tự hào dân tộc không phải sự tự tôn mù quáng cũng như đề cao nền văn hóa dân tộc mình mà hạ thấp các nền văn hóa dân tộc khác (Dẫn chứng)
+ Tự hào dân tộc là luôn có ý thức trong việc giữ gìn và thể hiện bản sắc người Việt.(Dẫn chứng)
– Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động.
(Đề sưu tầm )

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *