Cảm hứng sử thi trong Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình

Đề bài : Điểm khác biệt giữa Cảm hứng sử thi trong Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình
Hướng dẫn làm bài
* Mục đích của câu hỏi: Kiểm tra năng lực vận dụng kiến thức. kĩ năng tạo lập văn bản của học sinh.
* Yêu cầu:
a, Về kĩ năng: Thí sinh biết cách làm bài nghị luận văn học; sử dụng thành thạo các thao tác phân tích, so sánh, bình luận; lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn viết có hình tượng, không mắc, hoặc mắc rất ít lỗi về diễn đạt;
b, Về kiến thức:
Chấp nhận những cách kiến giải khác nhau miễn là đảm bảo tính lô gic chặt chẽ, có sức thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý:
– Giới thiệu khái quát về khuynh hướng sử thi của văn học Việt Nam 1945-1975; khẳng định “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi là hai tác phẩm thể hiện rõ nhất đặc điểm cơ bản này của văn học đương thời
– Tuy nhiên, cách thể hiện khuynh hướng sử thi ở mỗi TP mỗi khác:
+ Cùng phản ánh những vấn đề có ý nghĩa sống còn của đất nước, những sự kiện có tính chất lịch sử của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, nhưng ở “RXN”, NTT tái hiện một cách sinh động phong trào cách mạng của dân làng Xô Man như một bức tranh thu nhỏ của cuộc chiến tranh nhân dân gồm đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi hăng hái tham gia đánh giặc tỏa sáng vẻ đẹp của CNAHCMVN. Còn ở “NĐCTGĐ”, NT lại từ truyền thống yêu nước, căm thù giặc, khát khao đánh giặc trả thù nhà, đền nợ nước của một dòng sông gia đình truyền thống góp phần làm nổi bật gương mặt chung của đất nước, dân tộc, tỏa sáng truyền thống yêu nước có tự ngàn xưa của người Việt.
+ Nhân vật chính trong  các TP đều là tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của toàn dân tộc: nồng nàn yêu nước; sục sôi lòng căm thù giặc; hiên ngang bất khuất trước quân thù; sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì quê hương, đất nước, vì những người ruột thịt, thân yêu; lạc quan, tin tưởng vào tương lai, nhưng mỗi nhà văn có cách XD nhân vật riêng. Cụ Mết, Tnú, Mai, Dít  (RXN) kết tinh vẻ đẹp của mọi tầng lớp, lứa tuổi người dân làng XM; ba, má, chú Năm và chị em Chiến Việt (NĐCTGĐ) là những con người đại diện cho các thế hệ của dòng sông gia đình truyền thống.
+ Giọng điệu bao trùm trong 2 TP là giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ, hào hùng, nhưng lờiv kể và giọng kể ở mỗi TP mỗi khác: Lời kể và giọng kể của cụ Mết về cuộc đời, kỳ tích của Tnú và cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man trong không khí vừa dân dã, vừa thiêng liêng bên ánh lửa xà nu tại nhà ưng (RXN) rất gần với lối kể “khan Đăm San” của đồng bào Tây Nguyên; cảm nhận của Việt lúc bị thương về âm thanh tiếng súng đồng đội và dòng hồi ức của anh về ngày thanh niên tranh nhau đăng kí tòng quân (NĐCTGĐ) ngợi ca tình đồng chí, đồng đội keo sơn, gắn bó và không khí sục sôi của ngày hội non sông, “cả nước lên đường” ra trận…
– Nguyên nhân của sự khác biệt: Do đối tượng phản ánh và phong cách nghệ thuật của nhà văn quy định  (…).
– Mặc dù có những nét khác nhau trong cách thể hiện khuynh hướng sử thi, nhưng cả hai tác phẩm trên đều góp phần làm nổi bật không khí lịch sử một thời đau thương mà anh dũng của dân tộc.
* Cách cho điểm:
– Điểm 6- 7: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có thể còn vài sai sót về diễn đạt
– Điểm 4 – 5: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên: Phân tích được nét riêng trong cách thể hiện cảm hứng sử thi ở hai tác phẩm nhưng chưa đầy đủ ( 2/3 ý), hoặc chưa lí giải rõ nguyên nhân, ý nghĩa của sự khác nhau trong cách thể hiện của mỗi nhà văn. Bố cục rõ ràng, lập luận tương đối chặt chẽ, còn mắc một số lỗi về diễn đạt.
– Điểm 2-3: Chưa làm rõ được nét riêng trong cách thể hiện cảm hứng sử thi ở hai tác phẩm, chưa lí giải được nguyên nhân, ý nghĩa của sự khác nhau trong cách thể hiện của mỗi nhà văn. Bố cục chưa rõ ràng, lập luận chưa chặt chẽ, còn mắc khá nhiều lỗi về diễn đạt.
– Điểm 1: Chưa hiểu đề, sai lạc kiến thức, mắc rất nhiều lỗi về diễn đạt.
– Điểm 0: không làm bài hoặc hoàn toàn lạc đề.
Đề sưu tầm
Xem thêm  : Tuyển tập đề thi học sinh giỏi môn văn, Rừng xà nu, Những đứa con trong gia đình

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *