Cách làm dạng đề so sánh hai nhân vật trong tác phẩm văn học

Cách làm dạng đề so sánh hai nhân vật

Dàn bài của dạng đề so sánh hai nhân vật trong tác phẩm văn học

MỞ BÀI:
– Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này)
– Giới thiệu khái quát về  tác giả tác phẩm và nhân vật thứ nhất.
– Giới thiệu khái quát về  tác giả tác phẩm và nhân vật thứ hai.
-Giới thiệu vấn đề nghị luận
THÂN BÀI:
1. Phân tích nhân vật thứ nhất trong mối tương quan với nhân vật thứ hai (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích)
2.Phân tích nhân vật thứ hai trong mối tương quan với nhân vật thứ nhất(bước này vận kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích)
Chú ý bám sát vấn đề nghị luận
3. So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai nhân vật (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh)
4. Lý giải sự khác biệt
Do :bối cảnh xã hội,phong cách nhà văn…( bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích)
KẾT BÀI:
– Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu
– Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.
*Ví dụ minh họa:
Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp của nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt – Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu).
MỞ BÀI
Giới thiệu khái quát về hai nhân vật trong hai tác phẩm
– Kim Lân là nhà văn chuyên viết về nông thôn và cuộc sống người dân quê, có sở trường về truyện ngắn. Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc, viết về tình huống “nhặt vợ” độc đáo, qua đó thể hiện niềm tin mãnh liệt vào phẩm chất tốt đẹp của những con người bình dị trong nạn đói thê thảm.
– Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu thời chống Mĩ, cũng là cây bút tiên phong thời đổi mới. Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn xuất sắc ở thời kì sau, viết về lần giáp mặt của một nghệ sĩ với cuộc sống đầy nghịch lí của một gia đình hàng chài, qua đó thể hiện lòng xót thương, nỗi lo âu đối với con người và những trăn trở về trách nhiệm của người nghệ sĩ.
THÂN BÀI
1.
Nhân vật người vợ nhặt
– Giới thiệu chung: Tuy không được miêu tả thật nhiều nhưng người vợ nhặt vẫn là một trong ba nhân vật quan trọng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc hoạ sống động, theo lối đối lập giữa bề ngoài và bên trong, ban đầu và về sau.
– Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu:
+ Phía sau tình cảnh trôi dạt, vất vưởng, là một lòng ham sống mãnh liệt.
+ Phía sau vẻ nhếch nhác, dơ dáng, lại là một người biết điều, ý tứ.
+ Bên trong vẻ chao chát, chỏng lỏn, lại là một người phụ nữ hiền hậu, đúng mực, biết lo toan.
2.
Nhân vật người đàn bà chài
– Giới thiệu chung: Là nhân vật chính, có vai trò quan trọng với việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc hoạ sắc nét, theo lối tương phản giữa bề ngoài và bên trong, giữa thân phận và phẩm chất.
– Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu:
+ Bên trong ngoại hình xấu xí, thô kệch là một tấm lòng nhân hậu, vị tha, độ lượng, giàu đức hi sinh.
+ Phía sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục vẫn là một người có khát vọng hạnh phúc, can đảm, cứng cỏi.
+ Phía sau vẻ quê mùa, thất học lại là một người phụ nữ thấu hiểu, sâu sắc lẽ đời.
3. So sánh:
– Tương đồng: Cả hai nhân vật đều là những thân phận bé nhỏ, nạn nhân của hoàn cảnh. Những vẻ đẹp đáng trân trọng của họ đều bị đời sống cơ cực lam lũ làm khuất lấp. Cả hai đều được khắc hoạ bằng những chi tiết chân thực…
– Khác biệt: Vẻ đẹp được thể hiện ở nhân vật người vợ nhặt chủ yếu là những phẩm chất của một nàng dâu mới, hiện lên qua các chi tiết đầy dư vị hóm hỉnh, trong nạn đói thê thảm. Vẻ đẹp được khắc sâu ở người đàn bà hàng chài là những phẩm chất của một người mẹ nặng gánh mưu sinh, hiện lên qua các chi tiết đầy kịch tính, trong tình trạng bạo lực gia đình…
4. Lý giải sự khác biệt:
+ Vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt được đặt trong quá trình phát triển, biến đổi từ thấp đến cao(cảm hứng lãng mạn), trong khi đó người đàn bà chài lưới lại tĩnh tại, bất biến như một hiện thực nhức nhối đang tồn tại(cảm hứng thế sự-đời tư trong khuynh hướng nhận thức lại)
+ Sự khác biệt giữa quan niệm con người giai cấp (Vợ nhặt) với quan niệm con người đa dạng, phức tạp( Chiếc thuyền ngoài xa) đã tạo ra sự khác biệt này
(có thể có thêm nhiều ý khác, tùy thuộc mức độ phân hóa của đề thi)
KẾT BÀI
– Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.
– Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.
(Học sinh dựa vào gợi ý bên để viết kết bài. Có nhiều cách kết bài khác nhau, hướng dẫn bên chỉ có tính chất tham khảo)
Trong quá trình làm bài, học sinh không nhất thiết phải tuân thủ nghiêm ngặt qui trình trên. Có thể phối hợp nhiều bước cùng một lúc. Chẳng hạn, có thể đồng thời vừa phân tích làm rõ, vừa thực hiện nhiệm vụ so sánh trên hai bình diện nội dung và nghệ thuật, vừa lí giải nguyên nhân vì sao khác nhau. Hoặc chỉ trong bước so sánh, học sinh có thể kết hợp vừa so sánh vừa lí giải. Tuy nhiên, nếu thực hiện theo cách này thì bài viết không khéo sẽ rơi vào rối rắm, luẩn quẩn. Tốt nhất là thực hiện tuần tự như trong dàn ý khái quát.

 Ví dụ khác :
1. Có ý kiến cho rằng:Ở Tnú không có vấn đề tìm đường, nhận đường như nhân vật A Phủ, câu chuyện về Tnú được mở ra từ chính chỗ  A Phủ dần khép lại. Hãy so sánh  hai nhân vật A Phủ (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài) và Tnú (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành) để thấy được những phẩm chất mới mẻ ở Tnú
Hướng dẫn cách làm bài tại đây :

so sánh hai nhân vật A Phủ và Tnú( ngữ văn 12 )

2. Đề bài : Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước qua 2 nhân vật: Tnú (“Rừng xà nu”- Nguyễn Trung Thành-) và Việt  (“Những đứa con trong gia đình” -Nguyễn Thi-)

Đáp án tại đây : cảm nhận về hai nhân vật Việt và Tnú ngữ văn 12

3. Phân tích nhân vật Mai (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành) và chị Chiến (Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi) để thấy vẻ đẹp tâm hồn và tinh thần cách mạng của người con gái Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.

Đáp án tại đây :

Vẻ đẹp người con gái Việt Nam qua nhân vật Chiến và Mai

4. Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hình tượng sông Đà trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà” – Nguyễn Tuân và hình tượng sông Hương trong tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” – Hoàng Phủ Ngọc Tường. Từ đó, trình bày suy nghĩ của mình về việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của quê hương, đất nước.

Cảm nhận về hai hình tượng Sông Đà và Sông Hương ngữ văn 12

32 bình luận trong “Cách làm dạng đề so sánh hai nhân vật trong tác phẩm văn học

  1. Mong cô giúp cho em dàn ý đề này với ạ
    Tôi không tưởng tượng nổi 1 nhà văn mà lại không mang nặng trong lòng mình tình yêu thương cuộc sống và nhất là tình yêu thương con người. Tình yêu này của một người nghệ sĩ vừa là niềm hân hoan say mê vừa là nỗi đau khắc khoải, 1 nỗi quan hoài thường trực về số phận hạnh phúc của những người xung quanh. –Nguyễn Minh Châu
    Làm sto qua CTNX
    E rất cám ơn cô vì những tài liệu rất hay và bổ ích <3

  2. thưa cô, cô có thể đưa ra giúp e dàn ý cơ bản để làm dạng bài so sánh HAI CÂU NÓI của hai nhân vật đc ko ạ, điển hình là cụ mết:” không có cây gì mạnh bằng cây xà nu….đố nó giết..” và chú năm:” chuyện gđ ta dài như sông…mà ghi vào đó”
    Mong cô giúp em !

  3. Cô giúp em dàn ý đề này nha cô.
    Cảm nhận của mình về các nhân vật là phụ nữ trong 2 tác phẩm “vợ chồng A Phủ” và”vợ nhặt”. Từ đó rút ra những nét tương đồng của 2 nhân vật trên

  4. cô giúp e đề văn :
    Cảm nhận của anh/chị về những nét tương đồng và khác biệt của hình tượng người chiến sĩ trong hai đoạn văn sau:
    “Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng. Các anh chờ Việt một chút. Tiếng máy bay vẫn gầm rú hỗn loạn trên cao, nhưng mặc xác chúng. Kèn xung phong của chúng ta đã nổ lên. Lựu đạn ta đang nổ rộ…
    Việt đã bò đi được một đoạn, cây súng đẩy đi trước, hai cùi tay lôi người theo. Việt cũng không biết rằng mình đang bò đi nữa, chính trận đánh đang gọi Việt đến. Phía đó là sự sống. Tiếng súng đã đem lại sự sống cho đêm vắng lặng. Ở đó có các anh đang chờ Việt, đạn ta đang đổ lên đầu giặc Mĩ những đám lửa dữ dội, và những mũi lê nhọn hoắc đang bắt đầu xung phong… ”
    (Trích « Những đứa con trong gia đình » – Nguyễn Thi, NXBGDVN, 2014)
    “Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc.
    Tnú nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra, trừng trừng.
    Trời ơi! Cha mẹ ơi! Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu lên. Anh Quyết nói: “Người cộng sản không thèm kêu van…”. Tnú không thèm, không thèm kêu van. Nhưng trời ơi! Cháy, cháy cả ruột đây rồi! Anh Quyết ơi! Cháy! Không, Tnú sẽ không kêu! Không!”
    (Trích “Rừng xà nu” – Nguyễn Trung Thành, SGK Ngữ Văn 12, tập hai, trang 47, NXBGDVN, 2014)

  5. Cô ơi giúp em bài này với ạ
    Lập dàn ý và viết phần mở bài cho đề bài sau: vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ việt nam qua tác phẩm vợ chồng a phủ của tô hoài và vợ nhặt của kim lân

    1. Em phân tích tình mẫu tử ở từng nhân vật. Sau đó so sánh . Chú ý điểm khác nhau nhé. Ở ng đàn bà làng chài thì tình mẫu tử biểu hiện ở việc chịu đựng sống chung với lão đàn ông vũ phu, chấp nhận bị đánh đập để các con dc hp. Xin chồng đừng đáh trc mặt cac con..

  6. cô ơi, cách làm dạng đề so sánh hai đoạn thơ, đoạn văn có dàn ý giống nhau phải không ạ :3 thế còn dạng đề so sánh hai câu nói, nhận định thì sao ạ? Em cảm ơn cô ;*

  7. Cô ơi em đang ôn thi vào lớp 10 nhưng em còn lúng túng ở cách làm:- Dạng bài cảm thụ đoạn văn và Văn nghị luận…
    Em có thể làm giống các dạng đề lớp 12 ở trên không ạ?
    Em cảm ơn cô.

  8. Cô ơi! Giúp em với ạ
    Trong tác phẩm Vợ chồng A phủ , mị đã chủ động cắt dây trói cho A Phủ và tự giải thoát mình còn tpham VỢ NHẶT trong bữa ngày đói người vợ nhặt đã nói “Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa… người ta còn phá cả kho thóc của Nhật, chia cho người đói”
    Cảm nhận của em về vẻ đẹp của hai nhân vật mị người vợ nhặt qua 2 chi tiết trên

  9. Cô chỉ e lm bài văn với…đề là : cảm nhận của anh chị về 2 đoạn trích sau..” đã từ nảy…..trong vách” (vợ chồng a phủ) và “cảnh tượng thật đơn giản…..căn nhà” (vợ nhặt)
    Moq cô giúp em….
    Mai là nộp rồi, mà đề khó quá…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *