Các biện pháp tu từ đã học trong chương trình THPT

 Các biện pháp tu từ từ vựng: So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, điệp ngữ, chơi chữ, nói quá, nói giảm – nói tránh…

Lí thuyết về các biện pháp tu từ thường gặp

1.So sánh: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Trẻ em như búp trên cành
2. Nhân hoá: Là cách dùng những từ ngữ vốn dùng để miêu tả hành động của con người để miêu tả vật, dùng loại từ gọi người để gọi sự vật không phải là người làm cho sự vật, sự việc hiện lên sống động, gần gũi với con người.
VD: Chú mèo đen nhà em rất đáng yêu.
3. Ẩn dụ: Là cách dùng sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét tương đồng (giống nhau) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
4. Hoán dụ: Là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét liên tưởng gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Đầu bạc tiễn đầu xanh (Người già tiễn người trẻ: dựa vào dấu hiệu bên ngoài)
5. Điệp ngữ: là từ ngữ (hoặc cả một câu) được lặp lại nhiều lần trong khi nói và viết nhằm nhấn mạnh, bộc lộ cảm xúc…
VD:    Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
6. Chơi chữ: là cách lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa nhằm tạo sắc thái dí dỏm hài hước.
VD:             Mênh mông muôn mẫu màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ
7. Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
VD: Lỗ mũi mười tám gánh lông
Chồng khen chồng bảo râu rồng trời cho.
8 Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Ví dụ:

  Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

 

Luyện tập  về các biện pháp tu từ đã học

Bài 1:   So sánh

 

  1. Thế nào là so sánh?
    So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
    VD:
    Trong như tiếng hạc bay qua
    Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.

    (Nguyễn Du)
    Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất
    (Tô Hoài)
  2.  Cấu tạo của phép so sánh
    So sánh là cách công khai đối chiếu các sự vật với nhau, qua đó nhận thức được sự vật một cách dễ dàng cụ thể hơn. Vì vậy một phép so sánh thông thường gồm 3 yếu tố:
    (1). Vế A : Đối tượng ( là sự vật, hoặc phương diện …) được so sánh.
    (2). Từ so sánh.
    (3). Vế B : Sự vật làm chuẩn để so sánh.
    + Trong 3 yếu tố trên đây yếu tố (1) và yếu tố (3) phải có mặt. Nếu vắng mặt cả yếu tố (1) thì giữa yếu tố (1) và yếu tố (3) phải có điểm tương đồng quen thuộc. Lúc đó ta có ẩn dụ.
    VD: Khi ta nói : Cô gái đẹp như hoa là so sánh. Còn khi nói : Hoa tàn mà lại thêm tươi (Nguyễn Du) thì hoa ở đây là ẩn dụ.
    + Yếu tố (2) có thể là các từ :  như, giống, tựa, khác nào, tựa như, giống như, là, bao nhiêu,…bấy nhiêu, hơn, kém … Mỗi yếu tố đảm nhận một sắc thái biểu cảm khác nhau:
    – Như có sắc thái giả định
    – Là sắc thái khẳng định
    – Tựa thể hiện mức độ chưa hoàn hảo,…
    + Trật tự của phép so sánh có khi được thay đổi.
    VD:
    Như chiếc đảo bốn bề chao mặt sóng
    Hồn tôi vang tiếng vọng của hai miền
  3. Các kiểu so sánh

Dựa vào mục đích và các từ so sánh người ta chia phép so sánh thành hai kiểu:
a) So sánh ngang bằng
Phép so sánh ngang bằng thường được thể hiện bởi các từ so sánh sau đây: là, như, y như, tựa như, giống như hoặc cặp đại từ bao nhiêu…bấy nhiêu.
Mục đích của so sánh nhiều khi không phải là tìm sự giống nhau hay khác nhau mà nhằm diễn tả một cách hình ảnh một bộ phận hay đặc điểm nào đó của sự vật giúp người nghe, người đọc có cảm giác hiểu biết sự vật một cách cụ thể sinh động. Vì thế phép so sánh thường mang tính chất cường điệu.
VD: Cao như núi, dài như sông (Tố Hữu)
b) So sánh hơn kém
Trong so sánh hơn kém từ so sánh được sử dụng là các từ : hơn, hơn là, kém, kém gì…
VD:
Ngôi nhà sàn dài hơn cả tiếng chiêng
Muốn chuyển so sánh hơn kém sang so sánh ngang bằng người ta thêm một trong các từ phủ định: Không, chưa, chẳng… vào trong câu và ngược lại.
VD:
Bóng đá quyến rũ tôi hơn những công thức toán học.
Bóng đá quyến rũ tôi không hơn những công thức toán học.

Tác dụng của so sánh
+ So sánh tạo ra những hình ảnh cụ thể sinh động. Phần lớn các phép so sánh đều lấy cái cụ thể so sánh với cái không cụ thể hoặc kém cụ thể hơn, giúp mọi người hình dung được sự vật, sự việc cần nói tới và cần miêu tả.
VD:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
(Ca dao)
+ So sánh còn giúp cho câu văn hàm súc gợi trí tưởng tượng của ta bay bổng. Vì thế trong thơ thể hiện nhiều phép so sánh bất ngờ.
VD:
Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh
Cách so sánh ở đây thật bất ngờ, thật gợi cảm. Yếu tố (3) bị lược bỏ. Người đọc người nghe tha hồ mà tưởng tượng ra các mặt so sánh khác nhau làm cho hình tượng so sánh được nhân lên nhiều lần.
II/ Bài tập
Bài 1. Trong câu ca dao :
Nhớ ai bồi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than
a) Từ bồi hổi bồi hồi là từ gì?
b) Gải nghĩa từ bồi hổi bồi hồi
c) Phân tích cái hay của câu thơ do phép so sánh đem lại.
Gợi ý:
a) Đây là từ láy chỉ mức độ cao.
b) Giải nghĩa : trạng thái có những cảm xúc, ý nghĩ cứ trở đi trở lại trong cơ thể con người.
c) Trạng thái mơ hồ, trừu tượng chỉ được bộc lộ bằng cách đưa ra hình ảnh cụ thể: đứng đống lửa, ngồi đống than để người khác hiểu được cái mình muốn nói một cách dễ dàng. Hình ảnh so sánh có tính chất phóng đại nên rất gợi cảm.
Bài 2. Phép so sánh sau đây có gì đặc biệt:
Mẹ già như chuối và hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau.
(Ca dao)
Gợi ý:
Chú ý những chỗ đặc biệt sau đây:
– Từ ngữ chỉ phương diện so sánh bị lược bỏ.
Vế (B) là chuẩn so sánh không phải có một mà có ba: chuối và hương – xôi nếp mật – đường mía lau là nhằm mục đích ca ngợi người mẹ về nhiều mặt, mặt nào cũng có nhiều ưu điểm đáng quý.
Bài 3. Tìm và phân tích phép so sánh (theo mô hình của so sánh) trong các câu thơ sau:
a) Ngoài thềm rơi chiếc la đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
(Trần Đăng Khoa)
b) Quê hương là chùm khế ngot
Cho con chèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay.
(Đỗ Trung Quân)
Gợi ý:
Chú ý đến các so sánh
a) Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
b) Quê hương là chùm khế ngọt
Quê hương là đường đi học

Bài 2 : Nhân hoá

I/ Củng cố, mở rộng và nâng cao
1. Thế nào là nhân hoá ?
Nhân hoá là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ vốn được dùng đẻ gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối đồ vật, … trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người.
Từ nhân hoá nghĩa là trở thành người. Khi gọi tả sự vật người ta thường gán cho sự vật đặc tính của con người. Cách làm như vậy được gọi là phép nhân hoá.
VD:
Cây dừa
Sải tay
Bơi
Ngọn mùng tơi
Nhảy múa
                          (Trần Đăng Khoa)
Các kiểu nhân hoá
Nhân hoá được chia thành các kiểu sau đây:
+ Gọi sự vật bằng những từ vốn gọi người
VD:
Dế Choắt ra cửa, hé mắt nhìn chị Cốc. Rồi hỏi tôi :
– Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả ?

(Tô Hoài)
+ Những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người được dùng để chỉ hoạt động, tính chất sự vật.
VD :
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đầy đường
                      (Trần Đăng Khoa)
+ Những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người được dùng để chỉ hoạt động tính chất của thiên nhiên
VD :
Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
                    (Trần Đăng Khoa)
+ Trò chuyện tâm sự với vật như đối với người
VD :
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất ?
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt trên vai
(Ca dao)
Em hỏi cây kơ nia
Gió mày thổi về đâu
Về phương mặt trời mọc…
                     (Bóng cây kơ nia)
Tác dụng của phép nhân hoá
Phép nhân hoá làm cho câu văn, bài văn thêm cụ thể, sinh động, gợi cảm ; làm cho thế giới đồ vật, cây cối, con vật được gần gũi với con người hơn.
VD :
Bác giun đào đất suốt ngày
Hôm qua chết dưới bóng cây sau nhà.
(Trần Đăng Khoa)
 
II/ Bài tập:
Bài 1:  Hai câu thơ sau  sử dụng những biện pháp tu từ nào ?
          “Mặt trời xuống biển như hòn lửa
            Sóng đã cài then đêm sập cửa”

  1. Nhân hoá và so sánh C. Ẩn dụ và hoán dụ.
  2. Nói quá và liệt kê. D. Chơi chữ và điệp từ.

Gợi ý: A

Bài 2.
Trong câu ca dao sau đây:
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta
Cách trò chuyện với trâu trong bài ca dao trên cho em cảm nhận gì ?
Gợi ý:
– Chú ý cách xưng hô của người đối với trâu. Cách xưng hô như vậy thể hiện thái độ tình cảm gì ? Tầm quan trọng của con trâu đối với nhà nông như thế nào ? Theo đó em sẽ trả lời được câu hỏi.
Bài 3. Tìm phép nhân hoá và nêu tác dụng của chúng trong những câu thơ sau:

Trong gió trong mưa
Ngọn đèn đứng gác
Cho thắng lợi, nối theo nhau
Đang hành quân đi lên phía trước.
(Ngọn đèn đứng gác- Chính Hữu)
Gợi ý:
Chú ý cách dùng các từ vốn chỉ hoạt động của người như:
– Đứng gác, nối theo nhau, hành quân, đi lên phía trước.

Bài 3 : Ẩn dụ

I/ Củng cố, mở rộng và nâng cao
1. Thế nào là ẩn dụ ?
Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện khác có nét tương đồng quen thuộc nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ẩn dụ thực chất là một kiểu so sánh ngầm trong đó yếu tố so sánh giảm đi chỉ còn yếu tố làm chuẩn so sánh được nêu lên.
Muốn có phép ẩn dụ thì giữa hai sự vật hiện tượng được so sánh ngầm phải có nét tương đồng quen thuộc nếu không sẽ trở nên khó hiểu.
Câu thơ:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
                                    (Viễn Phương)
Mặt trời ở dòng thơ thứ hai chính là ẩn dụ.
Hoặc
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
            (Nguyễn Khoa Điềm)
Ca dao có câu:
Thuyền về có nhớ bến chăng ?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

Bến được lấy làm ẩn dụ để lâm thời biểu thị người có tấm lòng thuỷ chung chờ đợi, bởi những hình ảnh cây đa, bến nước thường gắn với những gì không thay đổi là đặc điểm quen thuộc ở những có người có tấm lòng thuỷ chung.
Ẩn dụ chính là một phép chuyển nghĩa lâm thời khác với phép chuyển nghĩa thường xuyên trong từ vựng. Trong phép ẩn dụ, từ chỉ được chuyển nghĩa lâm thời mà thôi.
Các kiểu ẩn dụ
Dựa vào bản chất sự vật hiện tượng được đưa ra so sánh ngầm, ta chia ẩn dụ thành các loại sau:
+ Ẩn dụ hình tượng là cách gọi sự vật A bằng sự vật B.
VD:
Người Cha mái tóc bạc
(Minh Huệ)
Lấy hình tượng Người Cha để gọi tên Bác Hồ.
+ Ẩn dụ cách thức là cách gọi hiện tượng A bằng hiện tượng B.
VD:
Về thăm quê Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.

(Nguyễn Đức Mậu)
Nhìn “hàng râm bụt” với những bông hoa đỏ rực tác giả tưởng như những ngọn đèn “thắp lên lửa hồng”.
+ Ẩn dụ phẩm chất là cách lấy phẩm chất của sự vật A để chỉ phẩm chất của sự vật B.
VD:
Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
Tròn và dài được lâm thời chỉ những phẩm chất của sự vật B.
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là những ẩn dụ trong đó B là một cảm giác vốn thuộc một loại giác quan dùng để chỉ những cảm giác A vốn thuộc các loại giác quan khác hoặc cảm xúc nội tâm. Nói gọn là lấy cảm giác A để chỉ cảm giác B.
VD:
Mới được nghe giọng hờn dịu ngọt
Huế giải phóng nhanh mà anh lại muộn về.
                                             (Tố Hữu)Hay:
Đã nghe rét mướt luồn trong gió
Đã vắng người sang những chuyến đò
                                            (Xuân Diệu)
 
Tác dụng của ẩn dụ
Ẩn dụ làm cho câu văn thêm giàu hình ảnh và mang tính hàm súc. Sức mạnh của ẩn dụ chính là mặt biểu cảm. Cùng một đối tượng nhưng ta có nhiều cách thức diễn đạt khác nhau. (thuyền – biển, mận – đào, thuyền – bến, biển – bờ) cho nên một ẩn dụ có thể dùng cho nhiều đối tượng khác nhau. Ẩn dụ luôn biểu hiện những hàm ý mà phải suy ra mới hiểu. Chính vì thế mà ẩn dụ làm cho câu văn giàu hình ảnh và hàm súc, lôi cuốn người đọc người nghe.
VD :
Trong câu : Người Cha mái tóc bạc
 nếu thay Bác Hồ mái tóc bạc thì tính biểu cảm sẽ mất đi.
Bài tập
 Bài 1: 
Phân tích nghệ thuật ẩn dụ trong câu thơ sau:
                          “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”     (Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)
* Gợi ý:
– Nghĩa đen: Bánh trôi nước về màu sắc và hình dáng
– Nghĩa bóng : Hình ảnh về vẻ đẹp người phụ nữ có làn da trắng và thân hình đầy đặn .
Khi phân tích ta làm như sau : Cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ của nhà thơ thật tài tình vì qua hình ảnh cái bánh nhà thơ đã gợi cho người đọc hình dung được một hình ảnh khác thật sâu săc kín đáo đó là hình ảnh …  (nghĩa bóng) – từ đó gợi cảm xúc cho người đọc về người phụ nữ xưa …
Bài 2:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ   

 
(Viễn Phương – Viếng lăng Bác)
– Chỉ ra biện pháp tu từ  trong hai câu thơ ?
– Phân tích giá trị biểu cảm ?
* Gợi ý:
Phép tu từ ẩn dụ: Mượn hình ảnh mặt trời để chỉ Bác Hồ
– Cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ của nhà thơ thật tài tình vì qua hình ảnh “mặt trời” là một vầng thái dương “nghĩa đen”, tác giả tạo ra một hình ảnh so sánh ngầm sâu sắc, tế nhị làm cho người đoc suy nghĩ và hình dung ra được hình ảnh của Bác Hồ (nghĩa bóng) một con người rực rỡ và ấm áp như mặt trời dẫn dắt dân tộc ta trên con đường giành tự do và độc lập xây dựng tổ quốc công bằng dân chủ văn minh từ đó tạo cho người đọc một tình cảm yêu mến khâm phục vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc chúng ta

Bài 4:      Hoán dụ

I.Khái niệm
– Hoán dụ là tên gọi sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của sự vật hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp:
+ Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
+ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
 
II.Bài tập.
Tìm và phân tích các hoán dụ trong các ví dụ sau:

  1. Chồng ta áo rách ta thương

    Chồng người áo gấm xông hương mặc người.
(Ca dao)

Sen tàn cúc lại nở hoa

 Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân       

(Nguyễn Du)
Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá…
(Chể Lan Viên)
 
Gợi ý:
* a. “ áo rách” là hoán dụ lấy quần áo (áo rách) để thay cho con người (người nghèo khổ).
“áo gấm” cũng là hoán dụ lấy quần áo (áo gấm) để thay cho con người( người giàu sang, quyền quí).
* b. “ Sen” là hoán dụ lấy loài hoa đặc trưng ( hoa sen) để chỉ mùa (mùa hạ).
Cúc” là hoán dụ lấy loài hoa đặc trưng ( hoa cúc) để chỉ mùa (mùa thu).
– Chỉ với hai câu thơ nhưng Nguyễn Du đã diễn đạt được bốn mùa chuyển tiếp trong một năm, mùa hạ đi qua mùa thu lại đến rồi mùa thu kết thúc, đông bước sang, đông tàn, xuân lại ngự trị.
* c. “Viên gạch hồng” là hoán dụ lấy đồ vật (viên gạch hồng) để biểu trưng cho nghị lực thép, ý chí thép của con người. (Bác Hồ vĩ đại).
– “ Băng giá” là hoán dụ lấy hiện tượng tiêu biểu (cái lạnh ở Pa-ri) để gọi thay cho mùa (mùa đông)

Bài 5.   Điệp ngữ.

Khái niệm.
– Điệp ngữ là nhắc đi nhắc lại một từ, một ngữ trong câu văn, đoạn văn, câu thơ, đoạn thơ…
– Điệp ngữ vừa để nhấn mạnh ý vừa tạo cho câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ giàu
âm điệu, giọng văn trở nên tha thiết, nhịp nhàng hoặc hào hùng mạnh mẽ.
Ví dụ:
Trời xanh đây là của chúng ta
      Núi rừng đây là của chúng ta
      Những cánh đồng thơm ngát
      Những ngả đường bát ngát
      Những dòng sông đỏ nặng phù sa
 
Các loại điệp ngữ:
+ Điệp ngữ cách quãng.
+ Điệp ngữ nối tiếp.
+ Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)
 
Ví dụ:
Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu
Cô gái ở Thạch Kim, Thạch Nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều.                 
= ĐN cách quãng      
Chuyện kể từ những nỗi nhớ sâu xa
Thương em, thương em, thương em biết mấy     
= ĐN nối tiếp
( Phạm Tiến Duật)
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.                
= ĐN vòng tròn
(Chinh phụ ngâm)
 
* Lưu ý: Điệp ngữ khác với cách nói, cách viết lặp do nghèo nàn về vốn từ, do không nắm chắc cú pháp nên nói và viết lặp, đó là một trong những lỗi cơ bản về câu.
                                                             

Bài 6.      Chơi chữ.

I.Khái niệm.
– Chơi chữ là cách vận dụng ngữ âm, ngữ nghĩa của từ để tạo ra những cách hiểu bất ngờ, thú vị.

  1. Một số kiểu chơi chữ thường gặp:

* Dùng từ gần nghĩa, đồng nghĩa để chơi chữ…
                       Nửa đêm, giờ tí, canh ba
                   Vợ tôi, con gái, đàn bà, nữ nhi
* Dùng từ  đồng nghĩa, trái nghĩa:
Trăng bao  nhiêu tuổi trăng già
                  Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non.
 
 
* Dùng lối nói lái:
Mang theo một cái phong bì
      Trong đựng cái gì, đựng cái đầu tiên.
        Hay:   Con gái là cái bòn
* Dùng từ đồng âm:
Bà già đi chợ Cầu Đông
        Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?  
             Thầy bói xem quẻ nói rằng
        Lợi thì có lợi nhưng răng không còn!
Hoặc:
Hỡi cô cắt cỏ bên sông
       Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây                (Ca dao)
– Từ tên một loại nhãn nổi tiếng ngon, ngọt, mát bổ (nhãn lồng) thế mà chàng trai lém lỉnh nọ đã khéo léo vận dụng để trêu chọc cô bạn gái rằng hãy chạy tế sang đây (lồng sang sông!)  anh mới cho ăn nhãn… Ca dao xưa hóm thật!
– Các lối chơi chữ: Văn thơ trào phúng, ca dao, chèo cổ (vai hề) thường sử dụng nhiều lối chơi chữ rất độc đáo.
(Tài liệu sưu tầm )
Xem thêm : Lý thuyết và bài tập về các biện pháp tu từ trong tiếng Việt

Một số biện pháp tu từ có thể xuất hiện trong đề đọc hiểu Ngữ văn

Bộ đề luyện thi THPT Quốc gia môn văn theo cấu trúc mới :
Bộ đề đọc hiểu theo cấu trúc mới :
Full lí thuyết và bài tập tiếng Việt : http://vanhay.edu.vn/tag/bai-tap-tieng-viet
 

284 bình luận trong “Các biện pháp tu từ đã học trong chương trình THPT

        1. Cô ơi sao em ko hiểu cái này:Đề: Phân tích cấu trúc ngữ pháp và xác định kiểu câu trong các phân tích sau :nếu là câu ghép , chỉ ra các kiểu quan hệ về nghĩa giữa các vế trong những câu ghép đó (Em không hiểu câu hỏi yêu cầu vấn đề gì ? Hỏi về cái gì ? Cô giải thích dùm em được không ạ.
          Đề bài là như thế này ạ: a)quê hương trong xa cách là cả 1 dòng cảm xúc dạt dào, lấp lánh suốt đời thơ Tế Hanh
          b)Chúng ta thà hy sinh tất cả,chứ nhất định, ko chịu mất nước,nhất định ko chịu làm nô lệ
          c)Khi rừng cây im lặng,1 tiếng lá rơi cũng có thể khiến người ta giật mình
          d)Anh gửi vào tác phẩm 1 lá thư, 1 lời nhắn nhủ,anh muốn đem 1 phần của mình góp vào đời sống chung quanh
          e)Lịch sử thường sắn những trang đau thương mà hiếm những trang vui vẻ,bậc anh hùng hay gặp bước gian nguy,kẻ trung nghĩa thường lâm cảnh khốn đốn
          g)Bên kia những hàng bằng lăng,tiết trời đã vào thu đem đến cho con sông Hồng 1 màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra

          1. câu ghép có cac kiểu như : ghép đẳng lập( các vế có quan hệ đẳng lập) và ghép chính phụ ( tức là có 1 vế chính, 1 vế phụ)
            a)quê hương trong xa cách/ là cả 1 dòng cảm xúc dạt dào, lấp lánh suốt đời thơ Tế Hanh_>> câu đơn
            chủ ngữ/ vị ngữ
            b)Chúng ta/ thà hy sinh tất cả,chứ nhất định, ko chịu mất nước,nhất định ko chịu làm nô lệ->> câu đơn
            chủ ngữ/vị ngữ
            c)Khi rừng cây im lặng,/ 1 tiếng lá rơi / cũng có thể khiến người ta giật mình->> câu đơn
            trạng ngữ/ chủ/ vị
            d)Anh /gửi vào tác phẩm 1 lá thư, 1 lời nhắn nhủ,( vế 1 )
            /anh/ muốn đem 1 phần của mình góp vào đời sống chung
            quanh
            chủ/ vị/ chủ/ vị
            câu ghép chính phụ, vế 2 là vế chính
            e)Lịch sử/ thường sắn những trang đau thương mà hiếm những trang vui vẻ,( vế 1)/
            bậc anh hùng/ hay gặp bước gian nguy ( vế 2 ),
            /kẻ trung nghĩa /thường lâm cảnh khốn đốn( vế 3)
            câu ghép có 3 cặp chủ vị,
            g)Bên kia những hàng bằng lăng/,tiết trời đã vào thu/ đem đến cho con sông Hồng 1 màu đỏ nhạt( vế 1),
            / mặt sông /như rộng thêm ra ( vế 2)
            câu ghép thành phần đẳng lập

        1. Ví dụ
          Bước 1: Chỉ ra bptt
          – bptt nhân hóa:”nhug canh dong quê chay mau”
          – bott: An du”day thep gai”(toi ác quan xl”
          Buoc2: Tác dug( gộp chung hay tách rieg tung bptt,tuy tung truoh hop)

          1. mỗi bp tu từ đều có 1 tác dụng riêng,nhưng trong 1 câu, 1 đoạn tác giả sử dụng nhiều bp thì có thể nêu riêng, hoặc gộp chung tác dụng đều được,

      1. Cô! Trong ví dụ SGK NV6, bài ẩn dụ có câu: Về thăm nhà Bác làng Sen
        Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
        Vậy thắp chir cách thức nở rộ và lửa hồng chỉ hình thưc của sắc phượng. Vây ví dụ này có 2 kiểu âd
        hthuc va cthuc phai ko a? Con cảm ơn cô rất nhiều!

      2. Cô ơi bảo e bài này với ạ:chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dùng
        “bao bùng thân bọc lấy thân
        tay ôm,tay níu tre gần nhau hơn
        thương nhau tê chẳng ở giêng
        lũy thành từ đó mà lên hỡi người
        chẳng may thân gãy canh rơi
        vẫn nguyên cái gốc chuyền đời cho măng
        nòi tre đâu chịu mọc cong
        chưa lên đã nhọn như trông lạ thường

  1. cô ơi cô chỉ em bài này với
    xác định và phân tích tác dụng của phép tu từ trong trường hợp sau đây:
    Đã nghe nước chảy lên non
    Đã nghe đất chuyển thành con sông dài
    Đã nghe gió ngày mai thổi lại
    Đã nghe hồn thời đại bay cao

  2. cô ơi giúp e với
    tìm và nêu tác dụng của phép tu từ trong đoạn thơ
    dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút
    lá vẫn xanh hết mực dịu dàng
    rễ dừa cắm sâu xuống lòng đất
    như dân làng bám chặt quê hương

    1. khổ thơ đã sử dụng hình ảnh so sánh, nhân hóa độc đáo
      + Hình ảnh nhân hóa: “đứng hiên ngang ”, “rất dịu dàng” : phẩm chất anh dũng , hiên ngang đồng thời rất thủy chung, dịu dàng của cây dừa trên mảnh đất Nam Bộ trong chiến tranh, bom đạn
      + Động từ: “cắm sâu”, “bám chặt” :ý chí kiên cường bám trụ, gắn bó với mảnh đất quê hương.
      + Hình ảnh so sánh: “dân làng ” – “cây dừa” ca ngợi phẩm chất kiên cường thủy chung, đẹp đẽ của người dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

  3. cho đoạn thơ (chú bé loắt choắt…..nhảy trên đường vàng)
    a,phân tích tác dụng của từ láy trong đoạn thơ
    b,phân tích cái hay của phép so sánh trong đoạn thơ

    1. Từ láy :
      loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh
      Miêu tả hình ảnh chú bé nhỏ nhắn,đáng yêu,và nhanh nhẹn
      So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú bé

  4. Cô ơi bảo e bài này với ạ:chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dùng
    “bao bùng thân bọc lấy thân
    tay ôm,tay níu tre gần nhau hơn
    thương nhau tê chẳng ở giêng
    lũy thành từ đó mà lên hỡi người
    chẳng may thân gãy canh rơi
    vẫn nguyên cái gốc chuyền đời cho măng
    nòi tre đâu chịu mọc cong
    chưa lên đã nhọn như trông lạ thường

    1. Trong đoạn thơ, tác giả sử dụng phép tu từ: ẩn dụ (cây tre ẩn dụ cho con người Việt Nam); nhân hóa (trong các câu: Bão bùng thân bọc lấy thân/ Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm/ Thương nhau tre không ở riêng/ Lưng trần phơi nắng phơi sương/ Có manh áo cộc tre nhường cho con).

    1. ví dụ nhé : Cả làng ->> chỉ người dân sống trong làng đó
      VD 2 : Thôn Đoài , thôn Đông ->> chỉ người sống trong thôn đó
      VD 3 : Mình về với Bác đg xuôi
      Thưa giùm Việt Bắc ko nguôi nhớ Người ->> Việt Bắc chỉ người dân sống ở đó

  5. chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu ca dao sau
    Con kiến mà leo cành đa
    Leo phải cành cụt leo ra leo vào
    Con kiến mà leo cành đào
    Leo phải cành cụt leo vào leo ra

  6. Cô ơi trong đoạn thơ này có mấy biện pháp tu từ vậy ạ?
    Nhớ gỉ như nhớ người yêu
    Trăng lên đẩu núi ,nắng chiều lương nương
    Nhớ từng bản thói cùng sương
    Sớm hôm bếp lửa người thương đi về
    Nhớ từng rừng nứa bờ tre
    Ngòi thia sông đáy suối lê vơi đầy.

    1. biện pháp so sánh: cô giáo- mẹ hiền.
      tác dụng: khắc họa hình ảnh mẹ và cô. đều là những người hiền hậu, tận tình dạy dỗ các con. thể hiện tình cảm chân thành, lòng biết ơn đối với cô giáo và mẹ

    1. Đây là bài thơ “Trách Chiêu Hổ” của Hồ Xuân Hương
      “Sao nói rằng năm lại có ba?
      Trách người quân tử hẹn sai ra.
      Bao giờ thong thả lên chơi nguyệt,
      Nhớ hái cho xin nắm lá đa ”
      Chiêu hổ hoạ lại
      “Rằng gián thì năm, quí có ba
      Bởi người thục nữ tính không ra.
      ừ rồi, thong thả lên chơi nguyệt
      Cho cả cành đa lẫn củ đa”
      Huyền thoại nói: Trên mặt trăng có cây đa và thằng Cuội ngồi dưới gốc. Cuội còn là một nhân vật trong truyện cổ dân gian có đặc tính đã trở thành thành ngữ “Nói dối như Cuội”. ở đây nhắc chuyện lên chơi cung trăng và Chiêu Hổ sẽ cho Hồ Xuân Hương nắm lá đa, có ý nói Chiêu Hổ cũng chẳng khác gì Cuội “nói Cuội”.
      lối chơi chữ : Cuội ->> nói dối

  7. cô ơi giúp em với. Em cảm ơn cô nhiều!
    đoạn văn sau nói về vấn đề gì? chỉ ra biện pháp tu từ chủ yếu?
    ” ở người lớn tuổi ít vận động cơ bắp,nếu chế độ ăn giàu chất colesteron ( thịt, trứng, sữa…) sẽ có nhiều nguy cơ bị bệnh xơ vữa động mạch. Ở bệnh này, colesteron ngấm vào thành mạch kèm theo các ion canxi làm cho mạch bị hẹp lại, không còn nhẵn như trước xơ cứng và vữa ra.
    Động mạch xơ vữa làm cho sự vận chuyển máu trong mạch khó khăn, tiểu cầu dễ bị vỡ và hình thành cục máu đông gây tắc mạch. Động mạch xơ vữa còn dễ bị vỡ gây các tai biến trầm trọng như xuất huyết dạ dày, xuất huyết não, thậm chí gây chết người”

  8. cô ơi giúp em bpnt đảo trật tự cú pháp vad điệp ngữ
    lấy ví dụ và cho biết giá trị ý nghĩa tác dụng của nó
    (lấy ví dụ trong những bài thơ cô ạ)
    cảm ơn cô nhiều

  9. (em thưa cô em có một cái đề như thế này mà không biết làm ,cô chỉ em với ạ)
    phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong câu thơ sau(tác dụng của biện pháp tu từ,từ vựng)
    ”còn trời còn nước còn non
    còn cô bán riệu anh còn say sưa”

  10. cô ơi cho em hỏi với
    xác định các biện pháp tu từ và nêu tác dụng
    sau trận mưa bão, chân trời, ngấng bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết tròn trĩnh phuc hâu như lòng đỏ 1 quả trứng thiên nhiên đầy đặn

  11. quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt trên 1 mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng . vài chiếc nhặn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng đần lên các chất bạc nén 1 con hải âu bay ngang là là nhpj cánh

  12. cô ơi giúp em tìm bp tu từ và nêu tác dụng được không ạ
    “Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
    Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa
    Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
    Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh bay đưa”

    1. Biện pháp so sánh con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ, như cỏ đón giêng hai, như chim én gặp mùa, như đứa trẻ đói lòng gặp sữa, như chiếc nôi ngừng bỗng gawpjcasnh tay đưa.
      tác dụng : thể hiện về niềm vui sướng hanh phúc khi “con gặp lại nhân dân”

    1. vd: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ? ( Hàn mặc Tử). câu thơ là lời mời gọi, lời trách móc nhẹ nhàng của cô gái thôn Vĩ.
      mượn hình thức câu hỏi tác giả bày tỏ cảm xúc, ước muốn thầm kín được về chơi thôn Vĩ

  13. cô ơi giúp e
    nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
    nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
    nhóm nồi xôi gạo mới sẽ chung vui
    nhóm dậy cả tâm tình tuổi nhỏ
    ôi kì lạ và thiêng liêng -bếp lửa!
    chỉ ra các biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn văn trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của nó

  14. Cô ơi giúp em với, em cần gấp :
    Tìm phép tu từ trong các đoạn thơ sau và nêu tác dụng:
    a) Vì sao Trái Đất nặng ân tình
    Nhắc mãi tên người: Hồ Chí Minh
    b) Cày đồng đang buổi ban trưa
    Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
    Ai ơi bưng bát cơm đầy
    Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
    c) Đất nước bốn nghìn năm
    Vất vả và gian lao
    Đất nước như vì sao
    Cứ đi lên phía trước
    d) Gìn vàng giữ ngọc cho hay
    Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời
    e) Chúng nó chẳng còn mong được nữa
    Chặn bàn chân một dân tộc anh hùng.

  15. có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng như thầm bảo rằng sưi đep cua van vật chi ở hiện tại.
    có chiếc lá như sợ hãi rụt rè rồi như gần tới mặt đất còn muốn cất mình bay trở lại.
    Đây có phải là phép so sánh không ạ. trong cac tai lieu dêu cho la phep so sánh nhung em thay khong hop li lam. co giai thich giup em , nếu là so sanh cua phan tich cau tao giúp em với, sư vật được ss và su vat dung de ss la gì

  16. chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu ca dao sau
    Con kiến mà leo cành đa
    Leo phải cành cụt leo ra leo vào
    Con kiến mà leo cành đào
    Leo phải cành cụt leo vào leo ra
    cô ơi nếu viết câu trả lời của câu hỏi này thành 1 đoạn văn thì phải viết thế nào ạ

    1. Ẩn dụ : “con kiến” chỉ người. Phép điệp cấu trúc ngữ pháp ở hai căp lục bát
      tác dụng : diễn tả cảnh ngộ bế tắc, cái vòng luẩn quẩn trong cuộc sống của con người.

  17. cô ơi! Em nhờ cô giúp cái này: Chọn và nêu cảm nhận của em về cái hay cái đẹp của một hình ảnh có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa mà em thích nhất.

  18. Cô ơi ,đi thi thpt quốc gia thì bài 1 tự luận là nghị luận xã hội ạ?
    Vấn đề xã hội thông thường là gì ạ ?
    Em rất lúng túng ạ

    1. Giống nhau :
      Cả ẩn dụ và hoán dụ đều lấy tên sự vật, hiện tư­ợng này để gọi tên sự vật hiện t­ượng khác có nét tương đồng với nó.
      Về mặt hình thức hoán dụ giống ẩn dụ ở chỗ chỉ có một vế (vế biểu hiện), còn vế kia(vế được biểu hiện) bị che lấp đi.
      Khác nhau:
      ẨN DỤ:
      Giữa hai sự vật, hiện tượng có mối quan hệ tương đồng, tức giống nhau về phương diện nào đó.(hình thức; cách thức thực hiện; phẩm chất; cảm giác).
      Ẩn dụ lâm thời biểu hiện mối quan hệ giống nhau giữa hai sự vật.
      Cơ sở của ẩn dụ dựa trên sự liên tư­ởng giống nhau của hai đối tượng bằng so sánh ngầm.
      HOÁN DỤ
      Giữa hai sự vật, hiện tượng có mối quan hệ tương cận, tức đi đôi, gần gũi với nhau (bộ phận – toàn thể; vật chứa đựng – vật bị chứa đựng; dấu hiệu của sự vật – sự vật; cụ thể – trừu tượng).
      Hoán dụ biểu thị mối quan hệ gần gũi, có thực giữa đối tượng biểu hiện và đối tượng được biểu hiện.
      Cơ sở của hoán dụ dựa trên sự liên tưởng kề cận của hai đối tượng mà không so sánh.

  19. Dạ cô cho em hỏi câu nói này dùng biện pháp tu từ nào ạ?
    ” Tất cả tương lai của bạn nằm dưới chiếc mũ của bạn.”
    ” Tri thức là con mắt của đam mê, và có thể trở thành hoa tiêu của tâm hồn.”
    ” Trái tim yêu thương là điểm bắt bắt đầu của mọi tri thức.”

  20. Ke ten bien phap tu tu trong bai ca dao: Trong dam gi dep bang sen/ La xanh bong trang lai chen nhi vang/Nhi vang bong trang la xanh/ Gan bun ma chang hoi tanh mui bun.

      1. Cô có thể nói rõ hơn về điệp ngữ, ẩn dụ trong đoạn thơ hơn được không? Với lại theo em thấy còn phép liệt kê nữa phải không cô?

        1. Biện pháp ẩn dụ: hình ảnh hoa sen là ẩn dụ chỉ những người. sen mọc từ bùn lầy mà vẫn tỏa hương thơm ngát, vẫn đẹp rạng ngời giữa một đầm bùn lầy. đó là biểu tượng cho những con Người có lối sống trong sạch, thanh cao, dù sống trong môi trường có nhiều cái xấu xa, nhơ bẩn nhưng vẫn giữ trọn phẩm chất trong sáng

        2. Phép điệp nữa nhé Thanh Trang
          Trong đầm gì đẹp bằng sen
          Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
          Nhị vàng bông trắng lá xanh
          Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.”
          Điệp ngữ bắc cầu: lá xanh, bông trắng, nhị vàng- Nhị vàng bông trắng lá xanh
          tác dụng : tạo nhịp điệu ,âm hưởng cho bài ca dao, khắc hoạ vẻ đẹp giản dị, thanh khiết của hoa sen

  21. cô ơi
    giúp em giải câu này:chỉ ra và cho biết tác dụng của việc sử dụng phép tu từ trong ví dụ sau:”Bà cụ nắm lấy tay em,rồi hai bà cháu bay vụt lên cao,cao mãi,chẳng còn đói rét,đau buồn nào đe dọa họ nữa.Họ đã về chầu thượng đế “

  22. Cô ơi trả lời e ngay nha cô: Nêu cảm nhận và biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
    E thấy cả trời sao
    Xuyên qua từng kẽ lá
    E thấy cơn mưa rào
    Ướt tiếng cười của bố
    Thanks cô

    1. Tiếng cười là một loại âm thanh, ta nghe được. Ở đây, người ta như còn nhìn thấy tiếng cười và cảm nhận được tiếng cười qua xúc giác: ướt tiếng cười.ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, gợi tả được tiếng cười của người bố qua sự cảm nhận của tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên.

  23. Cô ơi trả lời e ngay nha cô: Nêu biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
    E thấy cả trời sao
    Xuyên qua từng kẽ lá
    E thấy cơn mưa rào
    Ướt tiếng cười của bố
    Thanks cô

  24. sẵn cho em hỏi luôn: trong các câu sau,xác định thành phần biệt lập VÀ GẠCH CHÂN dấu hiệu cho biết thành phần đó dùm em:
    cô nhìn thẳng vào mắt anh-những con gái sắp xa ta,biết không bao giờ gặp ta nữa,hay nhìn ta như vậy
    1)Quê hương ơi!lòng tôi cũng như vậy
    tình Bắc Nam chung chảy 1 dòng sông
    2)ƠI hoa sen đẹp của bùn đen!
    Ôi Tổ quốc!Đơn sơ mà lộng lẫy
    3)Than ôi!thời oanh liệt nay còn đâu
    4)Ôi những bữa chiều mưa ướt đầm lá cọ!
    5)Xây cái làng ấy cả làng phục dịch,phải gánh gạch,đập đá,làm phu hồ cho nó(em ko biết trong câu này có khởi ngữ và thành phần phụ chú hay ko?Cô chỉ ra dùm em được ko ạ)
    6)thế rồi bỗng 1 hụm,hai cậu bàn cói mói,hai cậu chợt nghĩ kế rủ Oanh chung tiền mở cói trường
    7) Thế à, cảm ơn các bạn!
    8)”Hay lắm,cảm ơn các bạn!-Đại hội trưởng lại cảm ơn – cả đơn vị đang làm đường cho 1 trung đoàn tên lửa qua này .Đi từ sáng không ngủ . Tôi cũng đi bây giờ .Các bạn cố gắng nhé !”

    1. những con gái sắp xa ta
      1)Quê hương ơi!
      2)ƠI
      Ôi Tổ quốc!
      3)Than ôi!
      4)Ôi
      5)Xây cái làng ấy cả làng phục dịch,phải gánh gạch,đập đá,làm phu hồ cho nó
      ko có thành phần phụ chú
      6)hai cậu bàn cói mói
      7) Thế à
      8)Đại hội trưởng lại cảm ơn

      1. vậy từ câu 1)đến câu 8)nhờ cô gọi tên thành phần đó dùm em:thành phần cảm thán,thành phần tình thái,thành phần gọi đáp hay là thành phần phụ chú?riêng câu 5) khởi ngữ :xây cái làng ấy phải ko ạ?Còn câu 8)từ”hay lắm” ko phải là thành phần cảm thán hả cô,sao lời giải trong sách ngữ văn làm thêm “bổ trợ kiến thức ngữ văn 9” của tác giả Phạm Minh Loan lại ghi thành phần như vậy?em sợ sách in
        lộn do đôi lúc cũng có lỗi kỹ thuật nên em muốn nhờ cô xác đinh laị dùm em

  25. năm nay,em chuẩn bị vào lớp 10 nên trăm sự nhờ cô giúp đỡ dùm em,em cảm ơn cô nhiều!em ở Tiền giang,còn khoảng 1 tuần nữa em thi văn rồi nên em mong cô có thể trả lời những câu hỏi trong comment của em ạ!

  26. XÁC ĐỊNH BIỆN PHÁP TU TỪ và nêu TÁC DỤNG của từng biện pháp tu từ đó: 1)cầu này cầu ái cầu ân
    Một trăm cô gái trượt chân cầu này
    2)Thu tới ngoài kia
    Nghe nhưng thơm trong trái nàng
    nghe mưa ấm trong cành thưa
    Nge đưa đẩy tiếng gió ru lúa chín(ẩn dụ chuyển đổi cảm giác từ giác quan nào sang giác quan nào?qua từ ngữ nào để em biêt câu đó có chứa ấn dụ chuyển đổi cảm giác)
    3)nghe xao động nắng trưa
    nghe bàn chân đỡ mỏi
    nghe gọi về tuổi thơ(chỉ giúp dùm em ẩn dụ chuyển đổi cảm giác từ giác quan nào sang giác quan nào?qua từ ngữ nào để em biêt câu đó có chứa ấn dụ chuyển đổi cảm giác)
    4)chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm(nhân hóa:im bến mỏi về nằm
    nghe chất muối thấm dần qua thớ vỏ(ko biết câu này có ẩn dụ chuyển đổi cảm giác hay nhân hóa?)
    5)chao ôi,trông con sông như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm,vui như nối lại chiêm bao đứt quãng(trong câu này có thp biệt lập là thành phần cảm thán:chao ôi phải ko cô?và biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác nào cô?
    6)Ai ơi bưng bát cơm đầy
    Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
    7)thác bao nhiêu thác cũng qua
    thênh thênh là chiếc thuyền ta trên bờ
    8)lá vàng sắp rụng đến nơi mà vẫn phải khòng lưng quẩy gánh ngày ngày kiếm vài ba chục để nuôi đầu xanh
    9)khăn thương nhớ ai
    khăn rơi xuống đất
    khăn thương nhớ ai
    khăn vắt lên vai
    10)một máu đào hơn ao nước lã
    11)bạn về có nhớ ta chăng?
    ta về nhớ bạn như trăng nhớ trời
    12)chúng ta luôn nằm trong chiếc nôi của xanh của cây cối,đó là cái máy điều hòa khí hậu của chúng ta
    13)đứng lên thân cỏ thân rơm
    búa liềm không sợ súng gươm bạo tàn
    14)bác nằm trên giấc ngủ bình yên
    vẩn biết trời xanh là mãi
    mà sao nghe nhói ở trong tim
    xác định thành phần biệt lập và gọi tên thành phần biệt lập ấy và chỉ rõ dùm em những dấu hiệu có trong các câu sau để nhận biết là thanh phần đó dùm em?
    1)A đây có phải là làng cũ mà hai mươi năm trời nay tôi hằng ghi lấy hình ảnh trong ký ức ko?
    2)Ơ,bác vẽ đấy ư?
    3)À ra vậy,bây giờ bà mới biết
    4)Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường.Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt mệt mỏi lắm
    Sao em ko biết từ “ạ” trong các câu sau ko biết có liên quan tới thành phần tình thái ko? nó là loại từ gì?
    5)Này Ông Giáo ạ!Cái giống nó cũng khôn
    6)chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ
    7)Cậu Vàng đi đời rồi Ông Giáo ạ(emko biết khi xác định thành phần tình thái chỉ thái độ của người nói với người nghe thì có xác định luôn cả đối tượng + từ “ạ” ko? điển hình như trong câu này có hay ko?)
    8)Nó thế này,Ông Giáo ạ (emko biết khi xác định thành phần tình thái chỉ thái độ của người nói với người nghe thì có xác định luôn cả đối tượng + từ “ạ” ko?điển hình như trong câu này có hay ko?)
    9)Chao ôi! Ông lão nhớ làng nhớ làng,nhớ cái làng quá!(em ko biết theo sau mà các từ “chao ôi,ơi,ôi'” có dấu chấm than sát bên (!)thì ko biết từ ngữ đó có phải là thành phần biệt lập ko ạ? giống như những thành phần biệt lập em đã nhờ cô xác định :than ôi!;Quê hương ơi!; )
    10)1 ngày cuối năm năm mươi tám-năm đó ta chưa võ trang-trong 1 trận càn lớn của quân Mỹ-Ngụy,anh Sáu đã hy sinh ( em biết thanh phần phụ chú là nằm giữa 2 dấu phẩy;nằm giữa 2 dấu ngoặc đơn; giữa dấu 1 dấu phẩy và dấu gạch ngang nhưng sao trong câu này thành phần phụ chú ko phải là cụm này vì em thấy nó cũng nằm giữa dấu 1 dấu phẩy và dấu gạch ngang:”-trong 1 trận càn lớn của quân Mỹ-Ngụy,”cô có thể giải thích rõ phần này dùm em đuoc ko ạ?
    11)chào anh-đến bậc cửa,nhà họa sĩ quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh-chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại (( em biết thanh phần phụ chú là nằm giữa 2 dấu phẩy;nằm giữa 2 dấu ngoặc đơn; giữa dấu 1 dấu phẩy và dấu gạch ngang nhưng sao trong câu này thành phần phụ chú ko phải là 2 cụm này vì em thấy nó cũng nằm giữa dấu 1 dấu phẩy và dấu gạch ngang:”-đến bậc cửa,”hay là “,nhà họa sĩ quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh-” cô có thể giải thích rõ phần này dùm em đuoc ko ạ?

    1. cầu này cầu ái cầu ân
      Một trăm cô gái trượt chân cầu này
      Một trăm : hoán dụ chỉ số nhiều
      2)
      Nghe thơm
      nghe mưa ấm
      Nge đưa đẩy tiếng gió ru lúa chín
      Chuyển đổi từ xúc giác sang thính giác
      3)nghe xao động nắng trưa
      nghe bàn chân đỡ mỏi
      nghe gọi về tuổi thơ _>> ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
      4nghe chất muối thấm dần qua thớ vỏ- ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
      5)nắng giòn tan ,trong câu này có thp biệt lập là thành phần cảm thán:chao ôi .và biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác :nắng giòn tan
      6)Biện pháp đối ;lập, nhấn mạnh những vất vả của ng nông dân, nhắn nhủ thế hệ sau hãy biết ơn ng lao động và trân trọng thành quả lao động
      Dẻo thơm một hạt >< đắng cay muôn phần. 7)thác bao nhiêu thác cũng qua thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời Ẩn dụ thác : những khó khăn thuyền : chỉ ý chí, sự nghiệp cách mạng 8)lá vàng : người già , đầu xanh : người còn trẻ 9)khăn thương nhớ ai khăn rơi xuống đất khăn thương nhớ ai khăn vắt lên vai Hoán dụ : chiếc khăn chỉ người con gái ->> bộc lộ nỗi niềm thương nhớ của cô gái
      10)một giọt máu đào hơn ao nước lã ->> giọt máu đào : ẩn dụ chỉ những người có quan hệ ruột thịt. ao nước lã : ẩn dụ chỉ những người xa lạ, không có quan hệ huyết thống
      11)
      ta về nhớ bạn như trăng nhớ trời->> so sánh bộc lộ nỗi nhớ
      12)chiếc nôi của xanh ,cái máy điều hòa khí hậu->> ẩn dụ chỉ cây cối, nhấn mạnh tác dụng của cây cối với cuộc sống của con người
      13)
      búa liềm : hoán dụ chỉ người công nhân và nông dân
      14)bác nằm trong giấc ngủ bình yên
      vẩn biết trời xanh là mãi
      mà sao nghe nhói ở trong tim
      “Trời xanh” là hình ảnh của vũ trụ kì vĩ, vĩnh hằng, là ẩn dụ sâu xa gợi suy ngẫm về cái cao cả, vĩ đại, bất diệt, trường tồn ở Bác. Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước, như trời xanh còn mãi
      xác định thành phần biệt lập
      1)A
      2)Ơ,
      3)À ra vậy,
      4)Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường.Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt mệt mỏi lắm
      5)Này Ông Giáo ạ!
      6) đấy ạ
      7) ạ
      8) ạ
      9)Chao ôi!
      10)-năm đó ta chưa võ trang- thành phần phụ chú
      11)-đến bậc cửa,nhà họa sĩ quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh-thành phần phụ chú
      Em tự gọitên thành phần biệt lập nhé

  27. 1)Cô ơi xác định dùm em khởi ngữ trong câu:
    Nơi ấy,tôi đã sống lâu năm
    Điều ấy, tôi đã biết từ lâu
    Những chuyện đó, bạn bè tôi từ trước đến nay , không biết ai cả
    2)Xác định hiện tượng nhiều nghĩa( nếu là nhiều nghĩa thì nghĩa chuyển chuyển theo phương thức nào?) hay hiện tượng đồng âm của các từ viết hoa trong các trường hợp sau:
    Từ LÁ trong : Khi chiếc LÁ xa cành
    Lá không còn màu xanh
    Mà sao em xa anh
    Đời vẫn xanh rời rợi(Gửi em dưới quê làng )
    và trong:Công viên là LÁ phổi của thành phố
    3) Từ GIÀ trong :
    Mẹ GIÀ như chuối chín cây (mừng tuổi Mẹ)
    và trong : Phải tôi thật GÌA thép mới cứng.
    4)Từ XUÂN trong câu thơ sau được dùng theo nghĩa chuyển ? Chuyển theo phương thức nào ?
    Trước lầu ngưng bích khóa XUÂN
    Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
    5) Xác định nghĩa gốc , nghĩa chuyển của từ được viết hoa và vì sao cô biết phương thức chuyển nghĩa của từ được viết hoa trong các câu này( nêu rõ dùm em dấu hiệu trong từng câu đó ạ?)em cảm ơn cô ạ!!!!
    a) ” Trên ĐẦU những rác cùng rơm
    Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu”
    b)”từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
    Mặt trời CHÂN lí chói qua tim

    1. xác định khởi ngữ trong câu:
      Nơi ấy
      Điều ấy
      Những chuyện đó
      2)Xác định hiện tượng nhiều nghĩa( nếu là nhiều nghĩa thì nghĩa chuyển chuyển theo phương thức nào?) hay hiện tượng đồng âm của các từ viết hoa trong các trường hợp sau:
      LÁ phổi : chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ
      3) GÌA : ẩn dụ
      4)Từ XUÂN : chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ chỉ tuổi trẻ
      5)
      b)”từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
      Mặt trời CHÂN lí chói qua tim: Ẩn dụ Chỉ lí tưởng cách mạng : cần thiết như mặt trời, đúng đắn như chân lí

        1. cô ơi từ “già” mà cô nói ẩn dụ trong câu là từ nào vậy cô 3)Mẹ GIÀ như chuối chín cây (mừng tuổi Mẹ)
          và trong : Phải tôi thật GÌA thép mới cứng

          1. còn từ “già”trong câu :”Mẹ GIÀ như chuối chín cây (mừng tuổi Mẹ)là nghĩa gốc phải ko cô? Nếu vậy từ “già”
            trong 2 câu là ngĩa chuyển theo ẩn dụ như cô đã nói ở trên Vậy từ “già” trong câu thứ 1 và từ “già”trong câu thứ 2 là hiện tượng đồng âm vì có nghĩa gốc chuyển thanh nghĩa chuyển nên mới có hiện tượng trên phải ko cô?(em nghĩ như vậy ko biết em có sai chỗ nào ko?)

    1. Hình ảnh ẩn dụ “giếng nước gốc đa” thường được sử dụng trong ca dao để nói về quê hương làng xóm. Nhà thơ đã vận dụng tài tình chi tiết ấy, kết hợp với phép nhân hóa để gợi tả cảm giác phía sau người lính còn cả một gia đình, một hậu phương vững chắc đang chờ đợi.

  28. nhưng em thắc mắc câu này có sử dụng hoán dụ phải ko cô(nếu là hoán dụ thì theo dấu hiệu gì ạ) 8)lá vàng : người già , đầu xanh : người còn trẻ
    cô ơi từ “già” mà cô nói ẩn dụ trong câu là từ nào vậy cô 3)Mẹ GIÀ như chuối chín cây (mừng tuổi Mẹ)
    và trong : Phải tôi thật GÌA thép mới cứng

    1. còn từ LÁ trong câu này là nghĩa gốc: Khi chiếc LÁ xa cành
      Lá không còn màu xanh
      Mà sao em xa anh
      Đời vẫn xanh rời rợi(Gửi em dưới quê làng )
      và từ “LÁ”trong câu này là nghĩa chuyển theo ẩn dụ như cô đã nói:Công viên là LÁ phổi của thành phố
      Vây 2 từ “LÁ” trong 2 câu trên là hiện tượng đồng âm vì có nghĩa gốc chuyển thành nghĩa chuyển nên mới có hiện tượng trên phải ko cô?(em nghĩ như vậy ko biết em có sai chỗ nào ko?)

          1. A em hiểu: nếu có nghĩa gốc và xuất hiện nghĩa chuyển là hiện tượng chuyển nghĩa của từ(CHUYỂN THEO PHƯƠNG THỨC HOÁN DỤ)và cũng là hiện tượng nhiều nghĩa phải ko cô?

    2. lá vàng là ẩn dụ chỉ người già : dấu hiệu dựa trên điểm tương đồng giữa người cao tuổi ( Già , yếu, thay đổi về ngoại hình,…) với chiếc lá vàng ( là sống lâu ngày, già, đổi màu, úa tàn )

    3. Đầu xanh là hoán dụ chỉ người còn trẻ : dấu hiệu nhận biết dựa vào điểm gần kề giữa các đối tượng, đây là kiểu hoán dụ lấy cái bộ phận chỉ cái toàn thế

      1. Qủa thật cô trả lời thật chi tiết!dạ em chân thành cảm ơn cô! Vì thế,Cái cách cô trả lời của cô thật dễ hiểu!dạ,em chân thành cảm ơn cô nhiều!

      1. 3) Từ GIÀ trong CÂU này là nghĩa gốc: là nghĩa gốc:
        Mẹ GIÀ như chuối chín cây (mừng tuổi Mẹ)
        và Từ GIÀ trong CÂU này là nghĩa chuyển: Phải tôi thật GÌA thép mới cứng.
        trong trường hợp này thì cũng có nghĩa gốc và nghĩa chuyển là hiện tượng chuyển nghĩa của từ(CHUYỂN THEO PHƯƠNG THỨC ẨN DỤ)và cũng là hiện tượng nhiều nghĩa phải ko cô?

        1. Cũng tương tự như bài này còn từ LÁ trong câu này là nghĩa gốc: Khi chiếc LÁ xa cành
          Lá không còn màu xanh
          Mà sao em xa anh
          Đời vẫn xanh rời rợi(Gửi em dưới quê làng )
          và từ “LÁ”trong câu này là nghĩa chuyển theo ẩn dụ như cô đã nói:Công viên là LÁ phổi của thành phố
          trong trường hợp này thì cũng có nghĩa gốc và nghĩa chuyển là hiện tượng chuyển nghĩa của từ(CHUYỂN THEO PHƯƠNG THỨC ẨN DỤ)và cũng là hiện tượng nhiều nghĩa phải ko cô?

          1. xác dịnh phép tu từ sau:a) Bóng đá quyến rũ tui hơn những công thức toán học
            b)Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước chỉ cần tong xe có một trái tim
            c)quê hương là chùm khế ngọt cho con chèo hái mỏi ngày
            d)đàn ông miệng rộng thì sang
            Đàn bà miệng rộng tan hoang cửa nhà
            e) Vầng trăng đi qua ngỏ
            Như người dưng qua đường

          2. a, so sánh
            b. hoán dụ : trái tim
            c. so sánh quê hương- chùm khế ngọt
            d. phép điệp, đối
            e. Nhân hóa : vầng trăng đi qua ngõ
            So sánh vầng trăng- người dưng qua đường

  29. Nhờ cô xác định và giải thích nghĩa của các từ dùm em “Ngân hàng,đồng hồ,Hội chứng,Cơn sốt” trong các trường hợp sau đây nào là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển và chuyển theo phương thức nào ạ?
    1)Ngân hàng dữ kiện
    2)đồng hồ treo tường
    3)Hội chứng của tình trạng suy giảm đạo đức học đường
    4)Cơn sốt đất
    5)Cơn sốt hàng điện tử
    6)vua bóng đá
    Nhờ cô xác định dùm em các từ”chạy, ăn, xuân,ngọt trong các trường hợp sau đây nào là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển và chuyển theo phương thức nào ạ?
    7)Bảy mươi tuổi hãy còn xuân chán
    so với ông Bành vẫn thiếu niên
    8)Xuân(1)ơi xuân(2)em mới đến dăm năm
    Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội
    9)Tàu vào bến ăn than
    10)xe ăn xăng
    11)bà ta chạy chợ kiếm tiền hằng ngày để nuôi con
    12)Cô ta chạy ăn từng bữa
    13)nói ngọt lọt đến xương
    Nhờ cô xác định dùm em từ”cứng” trong các trường hợp sau đây nào là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển và chuyển theo phương thức nào ạ?
    14)Trình độ vững vàng.Học sinh cứng
    15)đờ ra ko cử động được.Lội nước rét cứng cả chân

  30. nhờ cô xác định kiểu câu theo cấu tạo trong các câu sau(nhưng sao em ko hiểu yêu cầu đề hỏi về cái gì,về vấn đề gì?Cô có thể giải thích rõ chổ đề hỏi gì được ko ạ?Rồi em mới biết sẽ làm như thế nào ạ :
    a)uống sữa xong.Nho ngủ máy bay trinh sát vẫn tạo nét sự yên lặng của núi rừng. Chị Thao dựa vào tường, hay tay quàng sau gáy, ko nhìn tôi
    b)Nhưng mưa đá.Lúc đầu tôi ko có biết.Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang.Có cái gì đó vô cùng sắc xé ko khí ra từng mảnh vụn.GIÓ.Và tôi thấy đau,ướt má.Mưa đá!Mưa đá.

  31. Em cảm ơn cô đã giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian qua.Em biết cô đã làm hết sức mình có thể và đã dành cho em 1 chút thời gian để trả lời hết những thắc mắc của em.Qủa thật nếu ko có cô trả lời em cũng ko biết phải trả lời như thế nào cho đúng nữa?Lại 1 lần nữa em nói lời cảm ơn cô rất nhiều

  32. Em cũng còn nhiều thắc mắc về nhiều bài tập lắm!Mong cô nếu có thể vẫn còn tiếp tục trả lời câu hỏi của em thì em rất cảm kích ạ!!

    1. cô…ơi,em vẫn còn một số bài tập chưa giải đáp đc?nhờ cô giải dùm em ạ
      Nhờ cô xác định và giải thích nghĩa của các từ dùm em “Ngân hàng,đồng hồ,Hội chứng,Cơn sốt” trong các trường hợp sau đây nào là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển và chuyển theo phương thức nào ạ?
      1)Ngân hàng dữ kiện
      2)đồng hồ treo tường
      3)Hội chứng của tình trạng suy giảm đạo đức học đường
      4)Cơn sốt đất
      5)Cơn sốt hàng điện tử
      6)vua bóng đá
      Nhờ cô xác định dùm em các từ”chạy, ăn, xuân,ngọt trong các trường hợp sau đây nào là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển và chuyển theo phương thức nào ạ?
      7)Bảy mươi tuổi hãy còn xuân chán
      so với ông Bành vẫn thiếu niên
      8)Xuân(1)ơi xuân(2)em mới đến dăm năm
      Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội
      9)Tàu vào bến ăn than
      10)xe ăn xăng
      11)bà ta chạy chợ kiếm tiền hằng ngày để nuôi con
      12)Cô ta chạy ăn từng bữa
      13)nói ngọt lọt đến xương
      Nhờ cô xác định dùm em từ”cứng” trong các trường hợp sau đây nào là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển và chuyển theo phương thức nào ạ?
      14)Trình độ vững vàng.Học sinh cứng
      15)đờ ra ko cử động được.Lội nước rét cứng cả chân

      1. dạ
        1)Ngân hàng dữ kiện- Chuyển? Phương thức chuyển? Dấu hiệu để nhận biết ?
        2)Đồng hồ treo tường-Chuyển? Phương thức chuyển? Dấu hiệu để nhận biết ?
        3)Hội chứng của tình trạng suy giảm đạo đức học đường-Chuyển? Phương thức chuyển? Dấu hiệu để nhận biết ?
        4)Cơn sốt đất-Chuyển? Phương thức chuyển? Dấu hiệu để nhận biết ?
        5)Cơn sốt hàng điện tử-Chuyển? Phương thức chuyển? Dấu hiệu để nhận biết ?
        6)Vua bóng đá-Chuyển? Phương thức chuyển? Dấu hiệu để nhận biết ?
        7)Bảy mươi tuổi hãy còn xuân chán so với ông Bành vẫn thiếu niên -Chuyển? Phương thức chuyển? Dấu hiệu để nhận biết ?
        8)Xuân(1)ơi xuân(2)em mới đến dăm năm Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội-Chuyển? Phương thức chuyển? Dấu hiệu để nhận biết ?
        9)Tàu vào bến ăn than-Chuyển? Phương thức chuyển? Dấu hiệu để nhận biết ?
        10)xe ăn xăng -Chuyển? Phương thức chuyển? Dấu hiệu để nhận biết ?
        11)Bà ta chạy chợ kiếm tiền hằng ngày để nuôi con-Chuyển? Phương thức chuyển? Dấu hiệu để nhận biết ?
        12)Cô ta chạy ăn từng bữa-Chuyển? Phương thức chuyển? Dấu hiệu để nhận biết ?
        13)Nói ngọt lọt đến xương-Chuyển? Phương thức chuyển? Dấu hiệu để nhận biết ?
        14)Trình độ vững vàng.Học sinh cứng-Chuyển? Phương thức chuyển? Dấu hiệu để nhận biết ?
        15)đờ ra ko cử động được.Lội nước rét cứng cả chân-15)đờ ra ko cử động được.Lội nước rét cứng cả chân

          1. dạ,theo em nghĩ là như thế này, ko biêt có đúng ko?Cô coi giúp em nếu có sai cô chửa dùm em ạ?Chân thành cảm ơn cô ạ!
            xác định và giải thích nghĩa của các từ dùm em “Ngân hàng,đồng hồ,Hội chứng,Cơn sốt” trong các trường hợp sau đây nào là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển và chuyển theo phương thức nào ạ?
            1)Ngân hàng dữ kiện- Chuyển? Phương thức chuyển ẩn dụ phải không Cô ? Còn Dấu hiệu để nhận biết phương thức chuyển thì em không biết ? Cô giúp dùm em ,em cám ơn Cô ạ
            2)Đồng hồ treo tường -gốc phải ko cô?
            3)Hội chứng của tình trạng suy giảm đạo đức học đường-Chuyển? Phương thức chuyển ẩn dụ phải không Cô ? Còn Dấu hiệu để nhận biết phương thức chuyển thì em không biết ? Cô giúp dùm em ,em cám ơn Cô ạ
            4)Cơn sốt đất-Chuyển? Phương thức chuyển ẩn dụ phải không Cô ? Còn Dấu hiệu để nhận biết phương thức chuyển thì em không biết ? Cô giúp dùm em ,em cám ơn Cô ạ
            5)Cơn sốt hàng điện tử-Chuyển? Phương thức chuyển ẩn dụ phải không Cô ? Còn Dấu hiệu để nhận biết phương thức chuyển thì em không biết ? Cô giúp dùm em ,em cám ơn Cô ạ
            6)Vua bóng đá-Chuyển? Phương thức chuyển n dụ phải không Cô ? Còn Dấu hiệu để nhận biết phương thức chuyển thì em không biết ? Cô giúp dùm em ,em cám ơn Cô ạ
            7)Bảy mươi tuổi hãy còn xuân chán so với ông Bành vẫn thiếu niên -Chuyển? Phương thức chuyển ẩn dụ phải không Cô ? Còn Dấu hiệu để nhận biết phương thức chuyển thì em không biết ? Cô giúp dùm em ,em cám ơn Cô ạ
            8)Xuân(1)ơi xuân(2)em mới đến dăm năm Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội-Chuyển? Phương thức chuyển ẩn dụ phải không Cô ? Còn Dấu hiệu để nhận biết phương thức chuyển thì em không biết ? Cô giúp dùm em ,em cám ơn Cô ạ
            9)Tàu vào bến ăn than-Chuyển? Phương thức chuyển ẩn dụ phải không Cô ? Còn Dấu hiệu để nhận biết phương thức chuyển thì em không biết ? Cô giúp dùm em ,em cám ơn Cô ạ
            10)xe ăn xăng -Chuyển? Phương thức chuyển ẩn dụ phải không Cô ? Còn Dấu hiệu để nhận biết phương thức chuyển thì em không biết ? Cô giúp dùm em ,em cám ơn Cô ạ
            11)Bà ta chạy chợ kiếm tiền hằng ngày để nuôi con-Chuyển? Phương thức chuyển ẩn dụ phải không Cô ? Còn Dấu hiệu để nhận biết phương thức chuyển thì em không biết ? Cô giúp dùm em ,em cám ơn Cô ạ
            12)Cô ta chạy ăn từng bữa-Chuyển? Phương thức chuyển ẩn dụ phải không Cô ? Còn Dấu hiệu để nhận biết phương thức chuyển thì em không biết ? Cô giúp dùm em ,em cám ơn Cô ạ
            13)Nói ngọt lọt đến xương-Chuyển? Phương thức chuyển ẩn dụ phải không Cô ? Còn Dấu hiệu để nhận biết phương thức chuyển thì em không biết ? Cô giúp dùm em ,em cám ơn Cô ạ
            14)Trình độ vững vàng.Học sinh cứng-Chuyển? Phương thức chuyển ẩn dụ phải không Cô ? Còn Dấu hiệu để nhận biết phương thức chuyển thì em không biết ? Cô giúp dùm em ,em cám ơn Cô ạ
            15)đờ ra ko cử động được.Lội nước rét cứng cả chân
            -Chuyển? Phương thức chuyển ẩn dụ phải không Cô ? Còn Dấu hiệu để nhận biết phương thức chuyển thì em không biết ? Cô giúp dùm em ,em cám ơn Cô ạ

          2. TRẢ LỜI CHO MAI
            1)Ngân hàng dữ kiện- Chuyển? Phương thức chuyển ẩn dụ phải không Cô ? Còn Dấu hiệu để nhận biết phương thức chuyển thì em không biết ? Cô giúp dùm em ,em cám ơn Cô ạ ĐÚNG, DẤU HIỆU DỰA TRÊN SỰ TƯƠNG ĐỒNG : NGÂN HÀNG THEO NGHĨA GỐC DÙNG ĐỂ gửi TIỀN,CHO VAY, KẾT NỐI KHÁCH HÀNG …, CŨNG GIỐNG NHƯ NGÂN HÀNG GIỮ KIỆN LÀ NƠI LƯU GIỮ THÔNG TIN, NOI CHÚNG TA CÓ THỂ TÌM THÔNG TIN DỮ LIỆU,…
            2)Đồng hồ treo tường -gốc phải ko cô?ĐÚNG
            3)Hội chứng của tình trạng suy giảm đạo đức học đường-Chuyển? Phương thức chuyển ẩn dụ phải không Cô ? Còn Dấu hiệu để nhận biết phương thức chuyển thì em không biết ? Cô giúp dùm em ,em cám ơn Cô ạ ĐÚNG
            4)Cơn sốt đất-Chuyển? Phương thức chuyển ẩn dụ phải không Cô ? Còn Dấu hiệu để nhận biết phương thức chuyển thì em không biết ? Cô giúp dùm em ,em cám ơn Cô ạ ĐÚNG, DỰA THEO SỰ TƯƠNG ĐỒNG VỀ DẤU HIỆU : Sốt là tình trạng nhiệt độ cơ thể cao hơn mức bình thường, CƠN SỐT ĐẤT LÀ TÌNH TRẠNG GIÁ TIỀN CỦA MẢNH ĐẤT CAO HƠN MỨC BÌNH THƯỜNG
            5)Cơn sốt hàng điện tử-Chuyển? Phương thức chuyển ẩn dụ phải không Cô ? Còn Dấu hiệu để nhận biết phương thức chuyển thì em không biết ? Cô giúp dùm em ,em cám ơn Cô ạ ĐÚNG
            6)Vua bóng đá-Chuyển? Phương thức chuyển n dụ phải không Cô ? Còn Dấu hiệu để nhận biết phương thức chuyển thì em không biết ? Cô giúp dùm em ,em cám ơn Cô ạ. ĐÚNG. VUA : LÀ NG ĐỨNG ĐẦU CỦA QUỐC GIA, QUYỀN LỰC VÀ TÀI NĂNG NHẤT, VUA BÓNG ĐÁ LÀ NG GIỎI NHẤT, CÓ THÀNH TÍCH NỔI BẬT NHẤT VỀ BÓNG ĐÁ
            7)Bảy mươi tuổi hãy còn xuân chán so với ông Bành vẫn thiếu niên -Chuyển? Phương thức chuyển ẩn dụ phải không Cô ? Còn Dấu hiệu để nhận biết phương thức chuyển thì em không biết ? Cô giúp dùm em ,em cám ơn Cô ạ. ĐÚNG
            8)Xuân(1)ơi xuân(2)em mới đến dăm năm Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội-Chuyển? Phương thức chuyển ẩn dụ phải không Cô ? Còn Dấu hiệu để nhận biết phương thức chuyển thì em không biết ? Cô giúp dùm em ,em cám ơn Cô ạ SAI
            9)Tàu vào bến ăn than-Chuyển? Phương thức chuyển ẩn dụ phải không Cô ? Còn Dấu hiệu để nhận biết phương thức chuyển thì em không biết ? Cô giúp dùm em ,em cám ơn Cô ạ ĐÚNG, DỰA TRÊN SỰ TƯƠNG ĐỒNG VỀ CÁCH THỨC GIỮA HAI HÀNH ĐỘNG.HIỂU NÔM NA: ĂN LÀ HÀNH ĐỘNG ĐỰA THỨC ĂN VÀO MIỆNG, NHAI, NUỐT ĐỂ NUÔI CƠ THỂ, TÀU ĂN THAN CŨNG VẬY : ĐƯA THAN VÀO LAM NGUYÊN LIỆU ĐỂ VẬN HÀNH TÀU
            10)xe ăn xăng -Chuyển? Phương thức chuyển ẩn dụ phải không Cô ? Còn Dấu hiệu để nhận biết phương thức chuyển thì em không biết ? Cô giúp dùm em ,em cám ơn Cô ạ. ĐÚNG, CŨNG NHƯ CÂU 9 NHÉ
            11)Bà ta chạy chợ kiếm tiền hằng ngày để nuôi con-Chuyển? Phương thức chuyển ẩn dụ phải không Cô ? Còn Dấu hiệu để nhận biết phương thức chuyển thì em không biết ? Cô giúp dùm em ,em cám ơn Cô ạ ĐÚNG, DỰA TRÊN SỰ TƯƠNG ĐỒNG VỀ HÀNH ĐỘNG CHẠY NHÉ
            12)Cô ta chạy ăn từng bữa-Chuyển? Phương thức chuyển ẩn dụ phải không Cô ? Còn Dấu hiệu để nhận biết phương thức chuyển thì em không biết ? Cô giúp dùm em ,em cám ơn Cô ạ, ĐÚNG, GIỐNG CÂU 11 NHÉ
            13)Nói ngọt lọt đến xương-Chuyển? Phương thức chuyển ẩn dụ phải không Cô ? Còn Dấu hiệu để nhận biết phương thức chuyển thì em không bIết ? Cô giúp dùm em ,em cám ơn Cô ạ, ĐÚNG, NGỌT DC CẢM NHẬN BẰNG VỊ GIÁC, Ở ĐÂY CHUYỂN THÀNH NÓI NGỌT->> CẢM NHẬN BẰNG THÍNH GIÁC. ẨN DỤ CHUYỂN ĐỔI CẢM GIÁC
            14)Trình độ vững vàng.Học sinh cứng-Chuyển? Phương thức chuyển ẩn dụ phải không Cô ? Còn Dấu hiệu để nhận biết phương thức chuyển thì em không biết ? Cô giúp dùm em ,em cám ơn Cô ạ, ĐÚNG, DỰA TRÊN SỰ TƯƠNG ĐỒNG VỀ PHẨM CHẤT
            15)đờ ra ko cử động được.Lội nước rét cứng cả chân
            -Chuyển? Phương thức chuyển ẩn dụ phải không Cô ? Còn Dấu hiệu để nhận biết phương thức chuyển thì em không biết ? Cô giúp dùm em ,em cám ơn Cô ạ SAI

          3. uống sữa xong:câu đơn phải ko cô?
            Nho ngủ máy bay trinh sát vẫn tạo nét sự yên lặng của núi rừng:câu đơn phải ko cô?
            Chị Thao dựa vào tường, hay tay quàng sau gáy, ko nhìn tôi:câu đơn phải ko cô?
            b)Nhưng mưa đá(sao câu này em ko thấy vị ngữ đâu hết nên em cũng ko biết là loại câu nào nữa?)
            Lúc đầu tôi ko có biết:câu đơn phải ko cô?
            Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang:câu đơn phải phải ko cô?
            Có cái gì đó vô cùng sắc xé ko khí ra từng mảnh vụn :câu đơn phải phải ko cô?
            GIÓ (sao câu này em ko thấy vị ngữ đâu hết nên em cũng ko biết là loại câu nào nữa?)
            Và tôi thấy đau,ướt má:câu đơn phải phải ko cô?
            Mưa đá!Mưa đá.(sao câu này em ko thấy vị ngữ đâu hết nên em cũng ko biết là loại câu nào nữa?)

          4. TRẢ LỜI CHO MAI
            uống sữa xong:câu đơn phải ko cô? CÂU ĐẶC BIỆT, VÌ KHUYẾT CHỦ NGỮ
            Nho ngủ máy bay trinh sát vẫn tạo nét sự yên lặng của núi rừng:câu đơn phải ko cô? ĐÚNG
            Chị Thao dựa vào tường, hay tay quàng sau gáy, ko nhìn tôi:câu đơn phải ko cô?ĐÚNG
            b)Nhưng mưa đá(sao câu này em ko thấy vị ngữ đâu hết nên em cũng ko biết là loại câu nào nữa?) CÂU ĐẶC BIỆT
            Lúc đầu tôi ko có biết:câu đơn phải ko cô? ĐÚNG
            Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang:câu đơn phải phải ko cô?ĐÚNG
            Có cái gì đó vô cùng sắc xé ko khí ra từng mảnh vụn :câu đơn phải phải ko cô? ĐÚNG
            GIÓ (sao câu này em ko thấy vị ngữ đâu hết nên em cũng ko biết là loại câu nào nữa?) CÂU ĐẶC BIỆT
            Và tôi thấy đau,ướt má:câu đơn phải phải ko cô?ĐÚNG
            Mưa đá!Mưa đá.(sao câu này em ko thấy vị ngữ đâu hết nên em cũng ko biết là loại câu nào nữa?) CÂU ĐẶC BIỆT

  33. nhờ cô xác định kiểu câu theo cấu tạo trong các câu sau(nhưng sao em ko hiểu yêu cầu đề hỏi về cái gì,về vấn đề gì?Cô có thể giải thích rõ chổ đề hỏi gì được ko ạ?Rồi em mới biết sẽ làm như thế nào ạ :
    a)uống sữa xong.Nho ngủ máy bay trinh sát vẫn tạo nét sự yên lặng của núi rừng. Chị Thao dựa vào tường, hay tay quàng sau gáy, ko nhìn tôi
    b)Nhưng mưa đá.Lúc đầu tôi ko có biết.Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang.Có cái gì đó vô cùng sắc xé ko khí ra từng mảnh vụn.GIÓ.Và tôi thấy đau,ướt má.Mưa đá!Mưa đá.

  34. nhờ cô xem dùm em ạ,nếu có sai thì cô chữa dùm em ạ? em chân thành cảm ơn cô ạ?
    Đề : xác định và giải thích nghĩa của các từ “lưng,mua, ” trong các trường hợp sau đây nào là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển và chuyển theo phương thức nào ạ?Dấu hiệu để nhận biết phương thức chuyển?
    1)Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ(1)-nghĩa gốc phải ko cô?
    lưng(2) đưa nôi và tim hát thành lời
    lưng(2)-nghĩa chuyển phải ko cô?
    2)Từ trên lưng(2)mẹ em đến chiến trường
    lưng(2)-nghĩa chuyển phải ko cô
    3)Lưng núi(4)thì to mà lưng(5) mẹ thì nhỏ
    Lưng núi(4)-nghĩa chuyển phải ko cô? và chuyển theo phương thức ẩn dụ phải ko cô?Còn dấu hiệu để nhận biết phương thức chuyển thì em ko biết cô giải giúp dùm em ạ?
    lưng(5)-nghĩa chuyển phải ko cô?
    4)bán anh em xa mua(1)láng giềng gần-nghĩa chuyển phải ko cô?Phương thức chuyển ẩn dụ phải ko cô?Còn dấu hiệu để nhận biết chuyển thì em ko biết cô giải gíup dùm em ạ?
    5)lời nói chẳng mất tiền mua(2)-nghĩa chuyển phải ko cô?Phương thức chuyển ẩn dụ phải ko cô?Còn dấu hiệu để nhận biết chuyển thì em ko biết cô giải giúp dùm em ạ

    1. TRẢ LỜI CHO MAI
      : xác định và giải thích nghĩa của các từ “lưng,mua, ” trong các trường hợp sau đây nào là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển và chuyển theo phương thức nào ạ?Dấu hiệu để nhận biết phương thức chuyển?
      1)Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ(1)-nghĩa gốc phải ko cô? ĐÚNG
      lưng(2) đưa nôi và tim hát thành lời
      lưng(2)-nghĩa chuyển phải ko cô? SAI NHÉ ! LÀ NGHĨA GỐC
      2)Từ trên lưng(2)mẹ em đến chiến trường
      lưng(2)-nghĩa chuyển phải ko cô- NGHĨA GỐC NHÉ
      3)Lưng núi(4)thì to mà lưng(5) mẹ thì nhỏ
      Lưng núi(4)-nghĩa chuyển phải ko cô? và chuyển theo phương thức ẩn dụ phải ko cô?Còn dấu hiệu để nhận biết phương thức chuyển thì em ko biết cô giải giúp dùm em ạ?lưng(5)-nghĩa chuyển phải ko cô? ĐÚNG RỒI, CHUYỂN THEO PHƯƠNG THỨC ẨN DỤ, DỰA VÀO ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VỀ VỊ TRÍ, HÌNH DÁNG GIỮA LƯNG NÚI VÀ LƯNG MẸ
      4)bán anh em xa mua(1)láng giềng gần-nghĩa chuyển phải ko cô?Phương thức chuyển ẩn dụ phải ko cô?Còn dấu hiệu để nhận biết chuyển thì em ko biết cô giải gíup dùm em ạ? ĐÚNG. BÁN VÀ MUA Ở ĐÂY HIỂU THEO NGHĨA RỘNG, Câu này có ý khuyên răn người ta nên ăn ở có tình có nghĩa, vui vẻ với hàng xóm láng giềng kề bên. Bởi anh em họ hàng dù là thân tình, máu mủ nhưng ở xa thì nếu có việc khẩn cấp, nghiêm trọng không thể có mặt nhanh chóng để giúp đỡ bằng người ngoài nhưng ở gần mình. Nước xa thì không cứu được lửa gần
      5)lời nói chẳng mất tiền mua(2)-nghĩa chuyển phải ko cô?Phương thức chuyển ẩn dụ phải ko cô?Còn dấu hiệu để nhận biết chuyển thì em ko biết cô giải giúp dùm em ạ SAI. LÀ NGHĨA GỐC NHÉ

  35. chị có thể cho em biết cách lập bảng hệ thống về biện pháp tu từ , các biện pháp tu từ về câu,n chữa lỗi dùng từ , đặt câu , văn bản được không???

  36. Nhờ Cô tìm thành phần biệt lập trong đoạn trích (1) của bài cố hương lớp 9 sau dùm em ạ:
    Bên kia những hàng cây bằng lăng , tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt , mặt sông như rộng thêm ra . Vòm trời cũng như cao hơn . Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt lên những khoảng bờ bãi bên kia sông , và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non – những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mở . Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi , mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến – cái bờ bên kia sông Hồng nay trước cử sổ nhà mình.
    thành phần tình thái trong doạn trích (1) có phải là từ “cũng như” trong câu ” Vòm trời cũng như cao hơn” phải ko cô?Cô xác định dùm em ạ?Còn nếu còn thành phần biệt lập khác thì em ko biết ạ,cô tìm gúp em ạ?Và em thắc mắc từ “hẳn” trong đoạn trích (1) có biểu thị thành phần biệt lập nào ko cô?
    Nhờ Cô tìm thành phần biệt lập trong đoạn trích (2) của bài cố hương lớp 9 sau dùm em ạ:
    Họa chăng chỉ có anh đã từng trải , đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng nay bờ bên kia , cả những nét tiêu sơ, và cái điều riêng anh khám phá thấy giống nư một niềm mê say pha lẫn với nỗi ân hận đau đớn , lời lẽ không bao giải thích hết.
    em thắc mắc từ ” Họa chăng” trong đoạn trích (2) trên có biểu thị thành phần biệt lập nào ko cô?

  37. ủa sao em chưa hiểu rõ cho lắm về câu cô đã nhận định ở trong câu này ạ:15)đờ ra ko cử động được.Lội nước rét cứng cả chân
    -Chuyển? Phương thức chuyển ẩn dụ phải không Cô ? Còn Dấu hiệu để nhận biết phương thức chuyển thì em không biết ? Cô giúp dùm em ,em cám ơn Cô ạ SAI? Cô giải thích rõ giúp em tại sao em lý do em sai để em rút kinh nghiệm và sửa chữa ạ?Nếu vậy là “cứng” trong câu trên là nghĩa gốc phải không cô?

    1. Phân tích cấu trúc ngữ pháp và xác định kiểu câu trong các phân tích sau :nếu là câu ghép , chỉ ra các kiểu quan hệ về nghĩa giữa các vế trong những câu ghép đó (Em không hiểu câu hỏi yêu cầu vấn đề gì ? Hỏi về cái gì ? Cô giải thích dùm em được không ạ.

      1. Đề bài là như thế này ạ: a)quê hương trong xa cách là cả 1 dòng cảm xúc dạt dào, lấp lánh suốt đời thơ Tế Hanh
        b)Chúng ta thà hy sinh tất cả,chứ nhất định, ko chịu mất nước,nhất định ko chịu làm nô lệ
        c)Khi rừng cây im lặng,1 tiếng lá rơi cũng có thể khiến người ta giật mình
        d)Anh gửi vào tác phẩm 1 lá thư, 1 lời nhắn nhủ,anh muốn đem 1 phần của mình góp vào đời sống chung quanh
        e)Lịch sử thường sắn những trang đau thương mà hiếm những trang vui vẻ,bậc anh hùng hay gặp bước gian nguy,kẻ trung nghĩa thường lâm cảnh khốn đốn
        g)Bên kia những hàng bằng lăng,tiết trời đã vào thu đem đến cho con sông Hồng 1 màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra

  38. Đọc đoạn thơ :
    1) ” Em là cô gái hay nàng tiên ?
    Em có tuổi hay không có tuổi ?
    Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
    Thịt da em hay là sắt là đồng ”
    Các từ mây ,suối , chớp lửa , giông , sắt , đồng có phải là thuật ngữ hay không Cô ? Vì sao ?
    2)Cho biết từ hoa và lá trong đoạn thơ sau có được dùng như 1 thuật ngữ không Cô ? Vì sao ?
    ” Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
    Mặt trời chân lí chói trong tim
    Hồn tôi là một vườn hoa lá
    Rất đậm hương và rộn tiếng chim”

  39. Kính nhờ Cô giúp dùm chỉ ra lỗi liên kết nội dung hoặc liên kết hình thức trong các phân tích sau và sửa lại lối ấy
    a) Cau là loại cây thân gỗ , có rể chùm . Hoa cau nhỏ li ti màu vàng nhạt và mọc thành cuống ở mỗi tàu lá . Thân cau có có màu xanh lục hình tròn , thẳng đứng như cái cột nhà . Quả cau không to , hình thuôn thân quả chừng ba cen timet , có màu xanh biếc , có vỏ cứng , bên trong có cùi trắng nếm thấy cay cay ở đầu lưỡi . Hoa cau có hương thơm thoang thoảng khiến người ta có cảm giác bình yên . Lá cau dài nhọn , mảnh xếp trên sóng lá , trông xa như mái tóc dài của người con gái .
    b) Tại văn phòng , đồng chí bộ trưởng đã gặp gỡ một số bà con nông thôn để trao đổi ý kiến . Mỗi lúc bà con kéo đến hội trường một đông.
    Con cám ơn Cô ạ

    1. Kính nhờ cô xác định dùm em các từ dùng sai nghĩa trong các câu sau và sửa lại cho đúng
      a)Nguyễn TRãi là nhà thơ lớn của dân tộc.Ông có nhiều tác phẩm làm rực rỡ dân tộc ta.Ông còn 1 phẩm chất khiến chúng ta khuất phục
      Theo em nghĩ từ dùng sai nghĩa là khuất phục sửa lại là khâm phục phải ko cô?
      b)Dù sống sung sướng nhưng ko vì thế mà Sơn khinh miệt các bạn ngèo(sao em thấy câu này đâu có chỗ sai đâu phải không cô?)

    2. LỖI LIÊN KẾT Ý :Cau là loại cây thân gỗ , có rể chùm . 2Hoa cau nhỏ li ti màu vàng nhạt và mọc thành cuống ở mỗi tàu lá . 3Thân cau có có màu xanh lục hình tròn , thẳng đứng như cái cột nhà . 4 Quả cau không to , hình thuôn thân quả chừng ba cen timet , có màu xanh biếc , có vỏ cứng , bên trong có cùi trắng nếm thấy cay cay ở đầu lưỡi . 5Hoa cau có hương thơm thoang thoảng khiến người ta có cảm giác bình yên . 6Lá cau dài nhọn , mảnh xếp trên sóng lá , trông xa như mái tóc dài của người con gái .
      HOA CAU ĐƯỢC MIÊU TẢ 2 LẦN Ở CÂU 2 VÀ CÂU 6
      b) LỖI LOGIC : Tại văn phòng , đồng chí bộ trưởng đã gặp gỡ một số bà con nông thôn để trao đổi ý kiến . Mỗi lúc bà con kéo đến hội trường một đông.
      CÂU 1 nói là đồng chí bộ trưởng gặp bà con ở VĂN PHÒNG, câu 2 lại nói bà con kéo đến HỘI TRƯỜNG. VĂN PHÒNG khác với HỘI TRƯỜNG nhé

  40. Đề:NHững câu sau đây có mắc 1 số lỗi diễn đạt logic.Kính nhờ cô sửa lại những lỗi ấy:
    a)Trong thanh niên nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mê là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công
    b)”Lão Hạc”,”Bước Đường Cùng” VÀ Ngô Tất TỐ đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng 8 năm 1945
    c)Bài thơ ko chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về ngôn từ.
    d)Chị Dậu còn rất cần cù, chịu khó nên chị rất mực yêu thương chồng con
    Em chân thành cảm ơn cô ạ!

    1. a. Trong thanh niên nói chung và trong bóng đá nói riêng, sai về logic nghĩa. Thanh niên và bóng đá không cùng trường nghĩa, không thể dùng với cách diễn đạt : nói chung….nói riêng… được
      b. ”Lão Hạc”,”Bước Đường Cùng” VÀ Ngô Tất TỐ , sai về quan hệ ý nghĩa giữa các thành phần đẳng lập trong câu “Lão hạc”, “bước đường cùng” là tác phẩm văn học, còn ngô tất tố là tác giả, không dùng chung trong quan hệ từ “và” được
      c. Bài thơ ko chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về ngôn từ. sai về quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu. vế 1 đã bao hàm nội dung của vế 2.
      d. Chị Dậu còn rất cần cù, chịu khó nên chị rất mực yêu thương chồng con, sai về quan hệ ý nghĩa giữa hai vế, chị dậu cần cù chịu khó không phải là nguyên nhân dẫn đến yêu thương chồng con, ko thể dùng với từ ” nên” được

    2. sửa lại : Trong TN nói chung vả trong những người đam mê bóng đá nói riêng,…
      Nam cao, Nguyễn công hoan và ngô tất tố đã…
      hoặc sửa lại là : lão hạc, bước đường cùng và tắt đèn đã giúp….
      bài thơ ko chỉ hay về NT mà còn chứa đựng nội dung sâu sắc
      chị dậu rất cần cù chịu khó và hết mực yêu thương chồng con

  41. Cho đoạn văn
    (Và nói vậy)Trái tim anh đó
    Rất yêu thật chia 3 phần tươi đỏ
    Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều
    Phần cho thơ và phần để em yêu (Tố hữu)
    a)Nếu thay từ “trái tim”=”quả tim” có được ko ạ?Vì sao cô ?
    b)Hai từ “trái tim”,quả tim”được chuyển nghĩa của từ nhưng từ nào vậy cô?Hình thức chuyển nghĩa của từ đó?
    Em chân thành cảm ơn cô nhiều ạ!

    1. ko được , vì trái tim là hoán dụ chỉ tình cảm, tình yêu, tâm hồn con người, nếu thay bằng quả tim thì câu thơ ko có ý nghĩa đó
      chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ

  42. Kính nhờ cô xác định giúp em tìm từ láy để phân tích nét nổi bật của việc dùng từ trong các câu thơ sau và tìm biện pháp nghệ thuật nếu có?
    a) Trong làn nắng ửng , khói mơ tan
    Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
    Sột soạt gió trêu tà áo biếc
    Trên giàn thiên lý . Bóng xuân sang (Mùa xuân chín , Hàn Mặc Tử)
    b) Năm gian nhà cỏ thấp le te
    Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe
    Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt
    Làn ao lóng lánh bóng trăng loe ( Nguyễn Khuyến , Thu ẩm )

    1. Kính nhờ cô xác định :
      Xác định hàm ý của những phần trích sau :
      a ) Bánh trôi nước
      Thân em vừa trắng lại vừa tròn
      Bảy nổi ba chìm với nước non
      Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
      Mà em vẫn giữ tấm lòng son( Hồ Xuân Hương)
      b) Tiếc thay hạt gạo trắng ngần
      Đã vo nước đục lại vần than rơm
      Tiếc thay hạt gạo tám thơm
      Thổi nát đồng điếu lại chan nước cà. ( Ca dao)
      c) Ngủ yên ! Ngủ yên! Cò ơi , chớ sợ !
      Cành có mềm mẹ đã sẵn tay nâng . ( Chế Lan Viên)

      1. hàm ý chính là ý nghĩa ẩn kín của văn bản:
        a. Bài thơ miêu tả chiếc bánh trôi, qua đó khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ
        b. Tiếc thay hột gạo trắng ngần,
        Đã vo nước đục, lại vần than rơm.
        Tiếc thay hạt gạo tám xoan,
        Thổi nồi đồng điếu lại chan nước cà.
        Bày tỏ nỗi lòng, tâm tư của người phụ nữ trong xã hội xưa
        c. bày tỏ tình thương con của mẹ

    2. nhân hoá : gió trêu tà áo biếc :
      miêu tả tín hiệu của mùa xuân.Gió đưa tà áo sột soạt, tà áo động , tác giả cảm nhận được cả âm thanh nhẹ nhàng của gió xuân.Mùa xuân đang đến trong hiện thực và trong cảm nhận, trong hồn người.
      b. dùng các từ láy giàu sức biểu cảm : le te, lập loè, phất phơ, lóng lánh
      ý nghĩa : các từ láy gớp phần tả khung cảnh mùa thu :thấp le te miêu tả căn nhà lụp xụp và chẳng còn lành lặn, mái tranh đã rách nát, xác xơ đổi dạng. Tiếp theo, ngõ tối và đêm sâu là cảnh bình thường nhưng ánh lửa đom đóm lập loè lúc tối, lúc sáng làm cho ngõ tối và đêm sâu cũng biến dạng.Sương thu lớt phớt như làn khói mỏng phủ lên bờ giậu, khiến cho rặng cây cũng nhạt bớt màu đêm. Đặc biệt tài tình là hình ảnh mặt ao lăn tăn gợn sóng, lóng lánh bóng trăng. Bóng trăng trên mặt nước lúc dồn lại, lúc loe ra, biến dạng liên tiếp.

  43. Kính nhờ cô xác định :
    Xác định và giải nghĩa các thành ngữ trong các câu sau:
    a)Non xanh nước biếc tha hồ dạo
    Rượu ngọt , chè xanh mặc sức say(Cảnh rừng Việt Bắc ,Hồ Chí Minh )
    b)Dù cho sông cạn đã mòn
    Còn non còn nước vẫn còn thề xưa.(Thề non nước . Tản Đà)
    c) Chốc đã mười mấy năm trời
    Còn ra khi đã da mồi tóc sương.( Truyện Kiều , Nguyễn Du)
    d) Dù sáng mai đứt đầu ,đêm nay ông cũng thỏa được mối hờn phần nào rồi , không đến nổi sống để bụng , chết chôn đi. ( Phan Tú )
    e) Đến ngày lễ Tiên vương, các lang mang sơn hào hải vị , nem công chả phượng tới , chẳng thiếu thứ gì (Bánh chưng , bánh dày)

    1. non xanh nước biếc: gợi lên một vùng sơn thủy hữu tình , sự giàu có, phong phú, bao la cúa cảnh rừng Việt Bắc
      sông cạn đã mòn :thiên nhiên thay đổi nhiều, dùng trong lời thề, để đối lập với ý: lòng người vẫn không đổi thay
      da mồi tóc sương:Da mồi: Da lốm đốm như vảy đồi mồi, tóc bạc : chỉ người già cao tuổi.
      sống để bụng , chết chôn đi có hai ý nghĩa:
      1- Suốt đời ghi nhớ, khắc sâu vào lòng những tình cảm, những tâm tư nào đó.
      2- Suốt đời giấu kín, gìn giữ những điều bí mật.
      sơn hào hải vị : món ăn ngon, hiếm có

  44. thứ năm tuần sau em thi chuyển cấp nên kính nhờ cô giúp em giải 1 số câu hỏi trên ạ?En chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cô nhiều ạ!

  45. Nhờ Cô tìm thành phần biệt lập trong đoạn trích (1) của bài cố hương lớp 9 sau dùm em ạ:
    Bên kia những hàng cây bằng lăng , tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt , mặt sông như rộng thêm ra . Vòm trời cũng như cao hơn . Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt lên những khoảng bờ bãi bên kia sông , và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non – những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mở . Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi , mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến – cái bờ bên kia sông Hồng nay trước cử sổ nhà mình.
    thành phần tình thái trong doạn trích (1) có phải là từ “cũng như” trong câu ” Vòm trời cũng như cao hơn” phải ko cô?Cô xác định dùm em ạ?Còn nếu còn thành phần biệt lập khác thì em ko biết ạ,cô tìm gúp em ạ?Và em thắc mắc từ “hẳn” trong đoạn trích (1) có biểu thị thành phần biệt lập nào ko cô?
    Nhờ Cô tìm thành phần biệt lập trong đoạn trích (2) của bài cố hương lớp 9 sau dùm em ạ:
    Họa chăng chỉ có anh đã từng trải , đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng nay bờ bên kia , cả những nét tiêu sơ, và cái điều riêng anh khám phá thấy giống nư một niềm mê say pha lẫn với nỗi ân hận đau đớn , lời lẽ không bao giải thích hết.
    em thắc mắc từ ” Họa chăng” trong đoạn trích (2) trên có biểu thị thành phần biệt lập nào ko cô?

  46. kính nhờ cô xác định giúp em từ nào là từ tượng hình, từ nào là từ tượng thanh trong đoạn trích sau:
    ” Mặt lão đột nhiên co rúm lại.Những vết nhăn xô lại với nhau , ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít . Lão hu hu khóc….” ( Nam Cao,Lão Hạc)

  47. Kính Nhờ Cô tìm thành phần biệt lập trong đoạn trích (1) của bài cố hương lớp 9 sau dùm em ạ:
    Bên kia những hàng cây bằng lăng , tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt , mặt sông như rộng thêm ra . Vòm trời cũng như cao hơn . Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt lên những khoảng bờ bãi bên kia sông , và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non – những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mở . Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi , mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến – cái bờ bên kia sông Hồng nay trước cử sổ nhà mình.
    thành phần tình thái trong doạn trích (1) có phải là từ “cũng như” trong câu ” Vòm trời cũng như cao hơn” phải ko cô?Cô xác định dùm em ạ?Còn nếu còn thành phần biệt lập khác thì em ko biết ạ,cô tìm gúp em ạ?Và em thắc mắc từ “hẳn” trong đoạn trích (1) có biểu thị thành phần biệt lập nào ko cô?
    Nhờ Cô tìm thành phần biệt lập trong đoạn trích (2) của bài cố hương lớp 9 sau dùm em ạ:
    Họa chăng chỉ có anh đã từng trải , đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng nay bờ bên kia , cả những nét tiêu sơ, và cái điều riêng anh khám phá thấy giống nư một niềm mê say pha lẫn với nỗi ân hận đau đớn , lời lẽ không bao giải thích hết.
    em thắc mắc từ ” Họa chăng” trong đoạn trích (2) trên có biểu thị thành phần biệt lập nào ko cô?

    1. Kính Nhờ Cô tìm thành phần biệt lập trong đoạn trích (1) của bài cố hương lớp 9 sau dùm em ạ:
      Bên kia những hàng cây bằng lăng ,
      những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mở . Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi , mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến
      thành phần tình thái trong doạn trích (1) KHÔNG phải là từ “cũng như”
      từ “hẳn” trong đoạn trích (1) Ư biểu thị THÀNH PHẦN TÌNH THÁI
      trong đoạn trích (2) của bài cố hương
      Họa chăng chỉ có anh đã từng trải , đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng nay bờ bên kia , cả những nét tiêu sơ, và cái điều riêng anh khám phá thấy giống nư một niềm mê say pha lẫn với nỗi ân hận đau đớn , lời lẽ không bao giải thích hết.
      ” Họa chăng” trong đoạn trích (2) trên biểu thị thành phần biệt lập TÌNH THÁI

      1. Vậy thành phần phụ chú trong đoạn (1)trên có phải là: những màu sắc thân thuộc quá như da thịt hay là những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mở( Nhờ cô xác định dùm em)
        và thành phần phụ chú trong đoạn (1)trên có phải là – cái bờ bên kia sông Hồng nay trước cử sổ nhà mình.

      2. “từ “hẳn” trong đoạn trích (1) Ư biểu thị THÀNH PHẦN TÌNH THÁI”mà cô nói ko nằm trong đoạn trích (1)trên,em rất thành thật xin lỗi, em đánh máy có chút nhầm lẫn nên từ “hẳn” đáng lí nằm trong đoạn trích này nè cô vẫn nằm trong bài Cố Hương: “Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt – cái giống hoa ngay khi mới nở,màu sắc đã nhợt nhạt.Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa , hoa đã vãn trên cành , cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc . Ừ cũng chả phải , Nhĩ vừa ngồi để cho vợ bón từng thìa thức ăn vừa nghĩ , chính vì thời tiết đã thay đổi , đã sắp lập thu rồi , cái nóng hầm hập ở trong phòng cùng với thứ ánh sáng loa lóa vừa nhìn đã thấy chói cả mắt ở ngoài bờ sông Hồng không biết đã rút đi từ bao giờ .
        Vậy như cô đã nói “từ “hẳn” trong đoạn trích này biểu thị THÀNH PHẦN TÌNH THÁI”
        Và từ “có lẽ”cũng là biểu thị THÀNH PHẦN TÌNH THÁI phải ko cô
        Và thành phần phụ chú là cụm này:”- cái giống hoa ngay khi mới nở,
        hay là cụm này:”- cái giống hoa ngay khi mới nở,màu sắc đã nhợt nhạt.”là biểu thị thành phần phụ chú?
        Theo em nghĩ là như vậy có sai hay đúng chỗ nào thì kính nhờ cô xác nhận giúp em ạ?Em Chân Thành Cảm ơn cô ạ!

        1. “Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt – cái giống hoa ngay khi mới nở,màu sắc đã nhợt nhạt.Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa , hoa đã vãn trên cành , cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc . Ừ cũng chả phải , Nhĩ vừa ngồi để cho vợ bón từng thìa thức ăn vừa nghĩ , chính vì thời tiết đã thay đổi , đã sắp lập thu rồi , cái nóng hầm hập ở trong phòng cùng với thứ ánh sáng loa lóa vừa nhìn đã thấy chói cả mắt ở ngoài bờ sông Hồng không biết đã rút đi từ bao giờ .
          “từ “hẳn” trong đoạn trích này biểu thị THÀNH PHẦN TÌNH THÁI” ->>> ĐÚNG
          “có lẽ”cũng là biểu thị THÀNH PHẦN TÌNH THÁI->>> ĐÚNG
          thành phần phụ chú là cụm này:”- cái giống hoa ngay khi mới nở
          CÒN :’màu sắc đã nhợt nhạt” LÀ VỊ NGỮ CỦA CÂU, KO PHẢI THÀNH PHẦN BIỆT LẬP NHÉ

      3. vây là từ “như” của câu ” , mặt sông như rộng thêm ra”trong đoạn trích (1) ko phải là thành phần tình thái phải ko cô?Cũng giống như câu cô đã nói trên “thành phần tình thái trong doạn trích (1) KHÔNG phải là từ “cũng như”” trong câu” Vòm trời cũng như cao hơn”?
        Nhờ cô Kiểm tra dùm em,xem em có sai chỗ nào ko?Để có gì em khắc phục cho bài thi Chuyển cấp sắp tới ạ!

  48. Lan cao hơn huệ là ss logic.đại lượng của hai đôi tượng ngang bằng nhau. Mình đang bàn về ss tu từ vậy tại sao cô giáo trả lời ở trên lại về ss logic và còn cho là đúng? Cần phân biệt ss tu từ và ss logic

    1. TIẾNG CHỔI TRE
      Những đêm hè
      Khi ve ve
      Đã ngủ
      Tôi lắng nghe
      Trên đường Trần Phú
      Tiếng chổi tre
      Xao xác hàng me
      Tiếng chổi tre
      Đêm hè
      Quét rác…
      Những đêm đông
      Khi cơn dông
      Vừa tắt
      Tôi đứng trông
      Trên đường lặng ngắt
      Chị lao công
      Như sắt
      Như đồng
      Chị lao công
      Đêm đông
      Quét rác…
      Sáng mai ra
      Gánh hàng hoa
      Xuống chợ
      Hoa Ngọc Hà
      Trên đường rực nở
      Hương bay xa
      Thơm ngát
      Đường ta
      Nhớ nghe hoa
      Người quét rác
      Đêm qua.
      Nhớ em nghe
      Tiếng chổi tre
      Chị quét
      Những đêm hè
      Đêm đông gió rét
      Tiếng chổi tre
      Sớm tối
      Đi về
      Giữ sạch lề
      Đẹp lối
      Em nghe!
      Biện pháp so sánh :
      Chị lao công
      Như sắt
      Như đồng
      tác dụng : miêu tả vẻ đẹp, sự cần mẫn, vững vàng, kiên cường,… của chị lao công

  49. Kính nhờ Cô xác định dùm em các câu sau đây câu nào là câu đơn hay câu ghép:
    a)Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại . Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ .Ảnh gởi gửi vào tác phẩm một lá thư , một lời nhắn nhủ , ảnh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.
    b) Những gì quan hệ nguyên nhân vì bom nổ gần.Nho có bị choáng . Tôi tiêm cho Nho .Nho lim dim mắt dể dụi.
    c) Những nét hớn hở trên mặt người người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc , bác không nói gì nữa . Còn nhà họa sĩ và cô gái cũng run bặt vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ.Nắng bây giờ bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây.
    d) Anh thanh niên vừa vào , kêu lên . Để người con khỏi trở lại bàn , anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn căp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái
    Và giữa các vế trong câu ghép có mối quan hệ ý nghĩa rất chặt chẽ:
    Có những kiểu quan hệ ý nghĩa:- đồng thời có dấu , vừa….vừa
    – bổ sung
    – Nguyên nhân
    – nối tiếp
    – tăng tiến
    – tương phản
    – lựa chọn dưới dạng câu hỏi và chữ hay
    – giải thích
    – điều kiện
    – nhượng bộ
    – mục đích

    1. a)Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại .CÂU ĐƠN
      . Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ .CÂU ĐƠN
      Ảnh gởi gửi vào tác phẩm một lá thư , một lời nhắn nhủ , ảnh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh. CÂU GHÉP
      b)
      Nho có bị choáng CÂU ĐƠN
      Tôi tiêm cho Nho CÂU ĐƠN
      .Nho lim dim mắt dể dụi.CÂU ĐƠN
      c) Những nét hớn hở trên mặt người người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc , bác không nói gì nữa . CÂU GHÉP
      Còn nhà họa sĩ và cô gái cũng run bặt vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ.CÂU ĐƠN
      Nắng bây giờ bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây.CÂU ĐƠN
      d) Anh thanh niên vừa vào , kêu lên .CÂU ĐƠN
      Để người con khỏi trở lại bàn , anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn căp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. CÂU ĐƠN
      Và giữa các vế trong câu ghép có mối quan hệ ý nghĩa rất chặt chẽ:

  50. Kính nhờ Cô xác định dùm con các kiểu câu theo mục đích nói và mục đích nói trong những phần trích sau ;
    – Đã bao giờ Tuấn…sang bên kia chưa hả ?
    – sang đâu hả bố ?
    – Bên kia sông ấy !
    – Anh con đáp bằng vẻ hờ hững:
    – Chưa…
    Nhĩ tập trung hết sức để nói ra cái điều ham muốn cuối cùng của đời mình;
    – Bây giờ con sang bên kia hộ bố …
    – Để làm gì ạ? (Nguyễn Minh Châu, Bến quê)

    1. – Đã bao giờ Tuấn…sang bên kia chưa hả ? Câu nghi vấn, mục đích để hỏi
      – sang đâu hả bố ?Câu nghi vấn, mục đích để hỏi
      – Bên kia sông ấy !
      – Anh con đáp bằng vẻ hờ hững:câu trần thuật
      – Chưa… trần thuật
      Nhĩ tập trung hết sức để nói ra cái điều ham muốn cuối cùng của đời mình;câu trần thuật
      – Bây giờ con sang bên kia hộ bố …câu cầu khiến. mục đích nhờ vả
      – Để làm gì ạ? (Nguyễn Minh Châu, Bến quê) Câu nghi vấn, mục đích để hỏi

  51. dạ,em chân thành cảm ơn rất nhiều trong thời gian này-thời gian chuẩn bị chuyển cấp,thời khắc này rất là quan trọng với em!Qủa thật Trong ngành giáo dục mấy ai tốt bụng được như cô?Thật sự là bây giờ em ko biết báo đáp sự giúp đỡ nhiệt tình của cô sao hết cho được nhưng bây giờ điều em có thể làm là nói lời cảm ơn chân thành nhất gửi tới cô!Và điều cuối cùng, em kính chúc cô sẽ luôn tràn đầy hạnh phúc sức khỏe và thành công trên con đường giảng dạy.Hơn hết là em mong cô sẽ được mọi học sinh ngày càng kính mến cô nhiều hơn trong tương lai

  52. đề bài:xác định các biện pháp tu từ trong các câu sau và cho biết chúng thuộc kiểu loại nào bạn nhé
    Những ngôi sao thức ngoài kia
    Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

      1. Núi cao bởi có đất bồi
        Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu
        ẩn dụ : Núi, đất bồi
        Khẳng định : tập thể gớp phần quan trọng tạo nên sự thành công của mỗi cá nhân . khuyên con người ta sống hoà đồng, đoàn kết, gắn bó…

  53. Cô Trang ơi cho em hỏi dùm câu này vs ạ:
    Bóng hồng nhác thấy nẻo xa
    Xuân lan, thu cúc mặn mà cả hai
    phếp hoán dụ là ” bóng hồng”, tại sao đây lại là kiểu hoán dụ có quan hệ sở hữu và vật bị sở hữu ạ?

  54. phân tích giá trị của biêppn pháp tu từ trong 2 câu: nhớ ai bổi hổi bồi hồi như dứng đống lửa như ngoồi đống than. cô ơi co giúp e viet câu mở đâu đoạn văn nay vs

    1. Kho tàng ca dao Việt Nam vô cùng phong phú, giàu giá trị tư tưởng, nghệ thuật. Người dân lao động xưa gửi gắm vào đó yêu thương, sướng vui, đau khổ; là hoài bão, ước mơ, niềm mong mỏi… Không nằm ngoài chuỗi sáng tác mang đề tài thương nhớ làm nên bản sắc văn hoá dân gian, bài ca dao “nhớ ai bổi hổi bồi hồi như dứng đống lửa như ngoồi đống than.” thể hiện nỗi niềm thương nhớ đến khắc khoải khôn nguôi

  55. cô ơi giúp em tìm phép tu từ
    Anh em nào phải người xa,
    Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
    yêu nhau như thể tay chân
    Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy

    1. so sánh :yêu nhau như thể tay chân
      Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy
      Thẻ hiện sự gắn bó máu thịt giữa anh em trong gia đình. ->> Lời khuyên anh em phải yêu thương đùm bọc lẫn nhau

  56. xin hỏiAdmin trong đoạn thơ :
    nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm.
    nhóm niềm yêu thương…
    ……………………..
    Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa!
    có những biện pháp tu từ nào? hãy phân tích giá trị biểu đạt cụ thể của từng biện pháp.
    Xin chân thành cảm ơn.

    1. cô ơi chĩ e câu này e cảm ơn cô nhìu
      Nhận biết tác giả,tên văn bản,thể loiaj,biện pháp tu từ và tác dụng của biện pháp tu từ đó trong một đoạn văn,đoạn thơ
      VD: Nhưng mỗi năm mỗi vắng
      Người thuê viết nay đâu?
      Giấy đỏ buồn không thắm
      Mực đọng trong nghiên sầu…”
      a.Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào?Tcá giả là ai?
      b.Đoạn thơ trên thuộc thể loaijthow gì?Nội dung chính của đoạn thơ?
      c.Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dungjtrong hai câu cuối của đoạn thơ?

      1. bài ông Đồ của Vũ Đình Liên.
        thể thơ ngũ ngôn/( 5 chữ)
        Đoạn thơ miêu tả sự thật đau lòng, một tình thế đã bị đảo ngược : từ phố đông người qua giờ đã là mỗi năm mỗi vắng, đông giờ đã vắng. Những người quen thuộc ngày nào, mến mộ ông, giờ đã trở thành người xa lạ. Câu thơ viết về thảm cảnh cùng nỗi buồn vắng khách của ông đồ
        .. Nhân hóa: cái sầu, cái buồn như ngấm vào cả sự vật (giấy, nghiên), những vật vô tri cũng buồn cùng ông đồ, cũng cảm thấy cô đơn, lạc lõng .Biện pháp nhân hoá góp phần nhấn mạnh tâm trạng của con người

  57. Xin hỏi Admin đoạn thơ sau có những biện pháp tu từ nào và phân tích giá trị biểu đạt của ngôn ngữ
    “Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa
    Tia nắng uốn mình hoài trong ruộng lúa
    Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh
    Đồi thỏa son nằm dưới ánh bình minh ”
    Rất mong câu trả lời sẽ sớm có ak cảm ơn chị

    1. So sánh :Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa
      ->>hình dung dáng vẻ tròn đầy, sự ngọt ngào thơm mát, tinh khiết của giọt sương ban mai
      Nhân hóa : tia nắng uốn mình , núi uốn mình, đồi nằm,
      ->>Cảnh vật vô tri trở nên sống động, tinh nghịch, có hồn
      Ẩn dụ: chiếc áo the xanh: ngầm thể hiện sắc màu của cỏ cây hoa lá. sức sống của mùa xuân
      BP NT góp phần miêu tả bức tranh mùa xuân nhộn nhịp, tươi vui…

    1. ẩn dụ : Đốm lửa tàn
      THể hiện ý nghĩa : Chính tình yêu thương, tinh thần đoàn kết đã quyết định sự tồn tại của con người. Con người không có tình yêu thương, sống riêng rẽ sẽ cô độc biết bao, lẻ loi biết bao. Người đó sẽ phải một mình chống lại tất cả khó khăn rồi cuối cùng sẽ gục ngã . Cá nhân không thể sống tách biệt với tập thể

  58. “Tiếng Việt của chúng ta rất giàu. Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp. Giàu bởi kinh nghiệm đấu tranh của nhân dân ta lâu đời và phong phú. Đẹp bởi tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp. Hai nguồn của cái giàu, cái đẹp ấy là ở chỗ tiếng Việt là tiếng nói của nhân dân, đầy tình cảm, màu sắc và âm điệu, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa; đồng thời nó là ngôn ngữ của văn học mà những nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du… và những nhà văn, nhà thơ ngày nay ở miền Bắc và miền Nam đã nâng lên đến trình độ rất cao về nghệ thuật” Cô ơi, cho em hỏi có biện pháp tu từ gì không ạ?

  59. Em Chào Cô ạ, cô có thể giúp em bài sau đây không ạ:
    Xác định các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
    Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
    Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
    Lòng quê dợn dợn vời con nước
    Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
    (tràng giang-huy cận)
    Phân tích hiệu quả của các bptt trên

    1. Em Chào Cô ạ, cô có thể giúp em bài sau đây không ạ:
      Xác định các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
      Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
      Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
      Lòng quê dợn dợn vời con nước
      Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
      (tràng giang-huy cận)
      Phân tích hiệu quả của các bptt trên

  60. Những mùa quả mẹ tôi hái được
    Mẹ vẫn trông và tay mẹ nuôi trồng
    Những mùa quả mọc rồi lại lặn
    Như mặt khi như mặt trăng
    Mẹ và quả
    (Nguuễn Xuân Điềm)
    Phân tích giá trị nghệ thuật của các viện pháp tu từ trong đoạn thơ sau ( lập luận bằng bài văn ngắn

  61. Kính nhờ cô giải giúp em :XÁC ĐỊNH BIỆN PHÁP TU TỪ và nêu TÁC DỤNG của từng biện pháp tu từ đó:
    Khăn thương nhớ ai
    Khăn rơi xuống đất ?
    Khăn thương nhớ ai
    Khăn vắt trên vai
    Thân em như hạt mưa rào
    Hạt rơi xuống giếng,hạt vào vườn hoa.
    Thân em như hạt mưa sa
    Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày
    Ước gì sông rộng một gang
    Bắc cầu dải yếm d63 chàng sang chơi
    Muối 3 năm muối đang còn mặn
    Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
    Đôi ta nghĩa nặng tình dày
    Có xa nhau đi nữa cũng 3 vạn sáu ngàn ngày mói xa

  62. cô ơi phân tích các biện pháp tu từ trong đoạn đoạn thơ sau hộ em vs cô !
    Quê hương là chùm khế ngọt
    Cho con trèo hái mỗi ngày
    Quê hương là đường đi học
    Con về rợp bướm vàng bay
    vì nó là cảm thụ nên em ko làm được. cô giúp em với

  63. Cô ơi,cô hướng dẫn em bài này ạ.Tìm sự vật được nhân hóa?Sự vật được nhân hóa bằng cách nào?Từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hóa?
    Tiếng dừa làm dịu nắng trưa
    Gọi đàn dios đến cùng dừa múa reo
    Trời trong đầy tiếng rì rào
    Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra
    Đứng canh trời đất bao la
    Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi

  64. dạ e chào cô. e là 1 GV trẻ năm nay mới bắt đầu đc phân công bồi dưỡng văn 8 nên e mông lung, mơ hồ quá. cô chia sẻ với e chút kinh nghiệm và tài liệu được k ạ? e cảm ơn cô nhiều ạ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *