Biên soạn Đề kiểm tra Ngữ văn lớp 11 theo ma trận

Biên soạn đề thi Ngữ văn 11 theo ma trận.

KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017

MÔN THI: NGỮ VĂN 11

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

 

MỤC ĐÍCH RA ĐỀ KIỂM TRA

  1. Kiến thức

Kiểm tra, đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức của học sinh về phương thức biểu đạt, tình huống truyện, nội dung ý nghĩa chi tiết; tác giả, tác phẩm, đoạn thơ; những hiểu biết về đời sống xã hội; đạo đức, lối sống.

  1. Kĩ năng và năng lực

– Đọc hiểu văn bản
– Tạo lập văn bản (viết đoạn văn nghị luận xã hội và viết bài văn nghị luận văn học).

  1. Thái độ

Chủ động, tích cực trong việc lựa chọn hướng giải quyết vấn đề một cách hợp lý nhất.
HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Tự luận

THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ THI NGỮ VĂN

     
 
Nội dung                     
Mức độ cần đạt  
Tổng số
   Nhận biết Thông hiểu  
Vận dụng
Vận dụng
    cao
 
I. Đọc hiểu – Ngữ liệu: Văn bản văn học
– Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: 01 văn bản truyện khoảng 200 chữ
– Nhận diện phương thức biểu đạt, tình huống truyện
 
– Hiểu được ý  nghĩa của chi tiết trong văn bản
 
Vận dụng sự hiểu biết về văn bản để bày tỏ quan điểm của bản thân
 
Tổng
Số câu
 
2 1 1 4
Số điểm 1,0 1,0 1,0 3,0
Tỉ lệ 10% 10% 10% 30%
    II. Làm văn  
Câu 1. Nghị luận xã hội
Khoảng 200 chữ
– Trình bày suy nghĩ về vấn đề xã hội đặt ra trong đoạn trích ở phần đọc hiểu
Viết đoạn văn nghị luận xã hội
Câu 2.
Nghị luận văn học
Nghị luận về một vấn đề trong đoạn thơ
Viết bài văn nghị luận văn học
 
Tổng
Số câu 1 1 2
Số điểm  
2,0
 
5,0
 
7,0
Tỉ lệ 20% 50% 70%
Tổng cộng Số câu 1 1 2 1 6
Số điểm 1,0 1,0 3,0 5,0 10,0
Tỉ lệ 10% 10% 30% 50% 100%

BIÊN SOẠN CÂU HỎI NGỮ VĂN 11 THEO MA TRẬN

I.  ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Sáu con người, do sự tình cờ của số phận, mắc kẹt vào cùng một cái hang rất tối và lạnh. Mỗi người chỉ còn một que củi nhỏ trong khi đống lửa chính đang lụi dần.
Người phụ nữ đầu tiên định quẳng que củi vào lửa, nhưng đột nhiên rụt tay lại. Bà vừa nhìn thấy một khuôn mặt da đen trong nhóm người da trắng. Người thứ hai lướt qua các bộ mặt quanh đống lửa, thấy một người trong số đó không đi chung nhà thờ với ông ta. Vậy là thanh củi cũng bị thu về. Người thứ ba trầm ngâm trong một bộ quần áo nhàu nát. Ông ta kéo áo lên tận cổ, nhìn người đối diện, nghĩ thầm:“Tạo sao mình lại phải hi sinh thanh củi để sưởi ấm cho con heo béo ị giàu có kia?”. Người đàn ông giàu lui lại một chút, nhẩm tính: “Thanh củi trong tay, phải khó nhọc lắm mới kiếm được, tại sao ta phải chia sẻ nó với tên khố rách áo ôm lười biếng đó?”. Ánh lửa bùng lên một lần cuối, soi rõ khuôn mặt người da đen đang đanh lại, lộ ra những nét hằn thù: “Không, ta  không cho phép mình dùng thanh củi này sưởi ấm những gã da trắng!”.
Chỉ còn lại người cuối cùng trong nhóm. Nhìn những người khác trầm ngâm trong im lặng, anh ta tự nhủ: “Mình sẽ cho thanh củi, nếu có ai đó ném phần của họ vào đống lửa trước.”
Cứ thế, đêm xuống dần. Sáu con người nhìn nhau căng thẳng, tay nắm chặt những que củi. Đống lửa chỉ còn than đỏ rồi lụi tắt. Sáng hôm sau, khi những người cứu hộ tới nơi, cả sáu đều đã chết cóng…
(Theo Quà tặng cuộc sống)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Trong văn bản trên, tác giả đã đặt các nhân vật vào tình huống như thế nào?
Câu 3. Theo anh/chị, nguyên nhân nào đã khiến cả sáu người chết cóng?
Câu 4: Anh/chị có đồng tình với cách ứng xử của sáu nhân vật trong văn bản trên không ?
Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1(2.0 điểm)
Từ phần Đọc – hiểu văn bản trên, anh /chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự chia sẻ trong cuộc sống.
Câu 2(5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng nhân vật trữ tình trong đoạn thơ sau, từ đó hãy bình luận về nỗi buồn trong thơ Huy Cận:
         
           Bèo dạt về đâu hàng nối hàng;
           Mênh mông không một chuyến đò ngang.
          Không cầu gợi chút niềm thân mật,
          Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
 
          Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
          Chim nghiêng cánh  nhỏ: bóng chiều sa.
          Lòng quê dợn dợn vời con nước,
           Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
(Tràng giang Huy Cận, Ngữ văn 11,Tr 29, Tập 2, NXBGD năm 2007)
HƯỚNG DẪN CHẤM

CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
PHẦN ĐỌC – HIỂU 3.0
1  Phương thức biểu đạt: tự sự 0.5
2 – Tác giả đã đặt các nhân vật trong tình huống: Các nhân vật bị mắc kẹt trong hang đá tối, lạnh và mỗi người trong tay có một que củi. 0,5
3 – Nguyên nhân
+ Khách quan: hoàn cảnh khắc nghiệt, hang đá tối, quá lạnh
+ Chủ quan: Do lối sống ích kỉ, thiếu sự sẻ chia đoàn kết….
1,0
4  Thí sinh có thể đồng tình hoặc không đồng tình, song cần có sự lí giải rõ ràng thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức. 1.0
PHẦN LÀM VĂN 7.0
1 Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của ý nghĩa của sự chia sẻ trong cuộc sống 2.0
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để làm nổi bật được ý nghĩa giá trị của sự chia sẻ trong cuộc sống.
– Chia sẻ sẽ mang đến sự ấm áp, niềm vui, tiếp thêm động lực , sức mạnh cho những người xung quanh.
– Chia sẻ nhen nhóm và thắp lên trong mọi người niềm tin vào những điều tốt đẹp của cuộc sống.
– Sự chia sẻ không chỉ là cho đi mà còn giúp chúng ta nhận lại tình yêu, niềm tin , sự trân trọng của mọi người.
– Sự chia sẻ là giá trị sống không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Vì vậy mỗi người cần mở rộng lòng mình để sẻ chia.
0,25
0,25
1,0
 
 
 
 
 
 d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận 0,25
 e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt 0,25
2
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Cảm nhận tâm trạng nhân vật trữ tình trong đoạn thơ … 5,0
 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu vấn đề cần nghị luận, Thân bài triển khai được các luận điểm để làm rõ luận đề; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Tâm trạng nhân vật trữ tình trong đoạn thơ , từ đó bình luận về nỗi buồn trong thơ Huy Cận
0,5
 
 
 
0,5
 
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Thí sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau:
* Giới thiệu chung về tác giả và tác phẩm, đoạn thơ:
– Huy Cận là một nhà thơ xuất sắc, tiêu biểu trong phong trào Thơ mới 1932 – 1945.
– Tràng giang (sáng tác 1939, in trong tập Lửa thiêng) là bài thơ nổi tiếng và tiêu biểu cho phong cách thơ Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám.
– Đoạn trích nằm ở phần cuối của bài thơ, thể hiện rõ tâm trạng của nhân vật trữ tình.
* Cảm nhận về tâm trạng nhân vật trữ tình
– Nỗi sầu buồn, cô đơn trước không gian mênh mông, xa vắng .
– Nỗi lòng nhớ nhà, nhớ nước của một cái tôi bơ vơ
* Nghệ thuật thể hiện tâm trạng nhân vật trữ tình: Tâm trạng nhân vật trữ tình được bộc lộ qua hình thức nghệ thuật vừa mang đậm màu sắc cổ điển, vừa gần gũi, giản dị, giàu sức gợi.
* Từ cảm nhận về tâm trạng nhân vật trữ tình, bình luận về nỗi buồn trong thơ Huy Cận.
– Đó là nỗi buồn vừa mang  đậm màu sắc cổ điển vừa thấm đượm tinh thần hiện đại
– Đó không phải là nỗi buồn ủy mị yếu đuối mà là nỗi buồn mang nặng tình đời, tình người – một nỗi buồn nhân văn trong sáng.
 
3,0
 
 
0,5
 
 
 
 
 
 
 
1,0
 
 
0,5
 
 
1,0
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận 0,5
e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt 0,5

Xem thêm :
Đề thi khối 10
Đề thi khối 11
Đề thi khối 12
Đề thi về bài  : Tràng giang
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *