Bàn về trách nhiệm của thanh niên với đất nước qua đoạn trích Đất nước- Nguyễn khoa Điềm

Đề bài:
                                             “Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
                                               Phải biết gắn bó và san sẻ
                                               Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
                                               Làm nên Đất Nước muôn đời”
(Đất Nước – Trích Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm)
Dựa vào những câu thơ trên, anh (chị) hãy phát biểu trong một bài văn ngắn (không quá 600 từ) ý kiến cá nhân về trách nhiệm của thế hệ thanh niên hiện nay với đất nước.
Gợi ý:
Yêu cầu chung: Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí thể hiện trong tác phẩm văn học. Biết kết hợp các thao tác lập luận. Bố cục rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Yêu cầu cụ thể:

  1. Tìm hiểu đoạn thơ

– Đất Nước trích chương V, trường ca Mặt đường khát vọng được Nguyễn Khoa Điềm sáng tác vào mùa đông năm 1971, nhà thơ bộc lộ tấm lòng yêu quê hương đất nước và ca ngơi truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc mình. Qua đoạn thơ:
Em ơi em  Đất nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên đất nước muôn đời…

nhà thơ đã bộc lộ sự tự ý thức của tuổi trẻ về vai trị, trách nhiệm của mình trong cuộc chiến đấu và sự tự thức sâu sắc về Đất nước, về nhân dân qua những trải nghiệm của chính mình.
Giải thích các từ ngữ: máu xương, gắn bó, san sẻ, hóa thân. => Nội dung đoạn thơ: Đất nước gần gũi, gắn bó mật thiết với mỗi con người, mỗi con người là một phần của đất nước. Cho nên, mỗi cá nhân phải biết tự nguyện gắn bó, cống hiến, hi sinh để làm giàu đẹp thêm cho đất nước, giữ gìn, phát huy và nối tiếp truyền thống của đất nước.
– Đoạn thơ như một lời nhắn nhủ với thế hệ trẻ về trách nhiệm với đất nước. Mỗi cá nhân cần phải biết tự nguyện gắn bó, cống hiến, hi sinh để làm giàu đẹp thêm cho đất nước, giữ gìn, phát huy và tiếp nối truyền thống của đất nước. Tuy là đoạn thơ chính luận nhưng người đọc không cảm thấy là những lời “giáo huấn” mà chỉ như một lời tự nhủ, tự dặn mình, chân thành, tha thiết…

  1. Bàn luận

* Vai trò của quê hương, đất nước
– Đất nước vốn rộng lớn, trừu tượng nhưng thực ra cũng rất cụ thể, gần gũi đối với mỗi người.
– Đất nước là máu xương của mình nên chúng ta phải biết gắn bó và san sẻ:
Đất nước là không gian, thời gian ta sinh hoạt, lao động hàng ngày, lưu giữ cho ta những kỉ niệm, kí ức, cảm xúc…
+ Đất nước hiện hình trong dáng dấp, màu da, mái tóc, tiếng nói, giọng điệu của mỗi người.
+ Đất nước là quê hương, trong quê hương có gia đình – người thân của chính chúng ta.
+ Vì thế, hi sinh, cống hiến cho đất nước cũng là hi sinh, cống hiến cho những người thân yêu của mình.
* Mỗi cá nhân, mỗi thế hệ là một mắt xích quan trọng trong cuộc chạy tiếp sức vĩnh cửu giữa các thế hệ để làm nên truyền thống dân tộc. Đặc biệt là thanh niên. Thanh niên chính là hiện tại và tương lai của đất nước. Mỗi cá nhân thanh niên cần phải có trách nhiệm tự nguyện gánh vác những công việc chung của đất nước.
– Ở mỗi thời điểm, thanh niên có cách gắn bó và san sẻ với đất nước khác nhau:
+ Thời chiến: cả một thế hệ thanh niên “gác bút nghiên theo việc đao cung”, hi sinh cuộc sống của mình để bảo vệ đất nước…VD:  Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước: “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”,“Ta biết giấu mặt vào đâu, gấu quần hay gấu áo khi đường Trường Sơn không có dấu chân ta ” (Mãi mãi tuổi hai mươi- Nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc)
+ Thời bình, nhất là trong công cuộc hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế như hiện nay : thanh niên cần trau dồi tri thức, bắt kịp thời đại, rèn luyện bản lĩnh vững vàng trước cuộc hội nhập quốc tế, trước những cám dỗ vật chất, rèn luyện sức khoẻ để cống hiến, dựng xây đất nước…HS lấy dẫn chứng minh hoạ: Trong lao động, trong chiến đấu, trong thời kì hội nhập hôm nay.
+ Trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, hội nhập mở cửa hiện nay, thanh niên cần trau dồi tri thức, bắt kịp thời đại, rèn luyện bản lĩnh vững vàng trước cuộc hội nhập quốc tế, rèn đức luyện tài để “vừa hồng, vừa chuyên” đáp ứng được yêu cầu của xã hội. (Học sinh có thể trình bày suy nghĩ riêng của mình về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay với đất nước. Nhưng nói chung, cần đảm bảo các ý sau):
+ + Tích cực học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, nhân cách;
+ + Tham gia các hoạt động ngoại khóa, phát triển lành mạnh về thể chất, tinh thần;
+ + Tích cực lao động, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc;
+ +  Phát huy văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc;
+ + Sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì độc lập, chủ quyền quốc gia dân tộc khi Tổ quốc cần,…)
– Phê phán những quan niệm sai lầm về đất nước, phê phán những ai ích kỉ chỉ biết vội vàng đòi hỏi ở đất nước mà không đóng góp, thậm chí làm băng hoại, hoen ố truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

  1. Bình luận, đánh giá và liên hệ với bản thân.

– Qua đoạn thơ, Nguyễn Khoa Điềm thể hiện một quan niệm đúng đắn về đất nước và ý thức rất rõ ràng về trách nhiệm của mình và thế hệ mình trước vận mệnh của dân tộc. Tư tưởng ấy phù hợp với mọi hoàn cảnh, mọi thời đại và có tác dụng to lớn trong việc hiệu triệu thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
– Là một thanh niên, ta cần xác định rõ trách nhiệm của mình đối với đất nước.
Xem thêm :

  1. Tuyển tập đề thi, bài văn hay về Đất nước- Nguyễn Khoa Điềm
  2. Tuyển tập đề ti và những bài văn hay về các tác phẩm ngữ văn 12: Đề thi khối 12

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *