Đề bài viết số 4, Ngữ văn 10( có đáp án ma trận)

Đề bài viết số 4, Ngữ văn 10( có đáp án, ma trận)
Ma trận đề kiểm tra

 Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng số
I. Đọc  -hiểuĐoạn trích “Điều dễ nhận thấy nhất…”(Trích Văn hóa góp phần giúp thế giới xích lại gần nhau” – Đinh Thị Vân Chi) – Nắm được ý chính của đoạn trích.- Chỉ ra được những lợi ích từ việc giao lưu văn hóa mang lại cho mỗi quốc gia. – Phân biệt được hai khái niệm “giao lưu văn hóa” và “ngoại giao văn hóa”. – Vận dụng kiến thức về văn bản để đặt nhan đề khác phù hợp nội dung đoạn trích.- Vận dụng tổng hợp kiến thức để đề xuất những biện pháp quảng bá văn hóa phù hợp. – Vận dụng kiến thức để lí giải sức mạnh, vai trò của văn hóa đối với sự phát triển của mỗi quốc gia.
Số câuSố điểmTỉ lệ 21,010% 11,010% 21,010% 0 53,030%
II. Làm vănThuyết minh văn học Vận dụng những kiến thức, kĩ năng về văn thuyết minh và văn nghị luận để tạo lập một văn bản thuyết minh về nhân vật văn học, qua đó liên hệ thực tiễn đời sống để trình bày quan điểm cá nhân về một vấn đề liên quan.
Số câuSố điểmTỉ lệ 17,070% 17,070%
Tổng chungSố câuSố điểmTỉ lệ 21,010% 11,010% 21,010% 17,070% 610,0100%

Tôi xin chia sẻ với Quý thầy cô và các em đề bài viết số 4  Ngữ Văn 10 ( đề sưu tầm )
 Thời gian làm bài: 90 phút
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
          Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:
Điều dễ nhận thấy nhất là giao lưu văn hoá giúp các dân tộc hiểu biết hơn về văn hoá của nhau. Nếu như khi nói tới Nhật Bản ta nghĩ ngay tới trà đạo, kịch Nô, tinh thần võ sỹ đạo Samurai, nghệ thuật cắm hoa Ikebbana…; nói tới Hàn quốc ta hình dung tới áo Hanbok, món kim chi, tập quán sinh hoạt trên nền nhà… thì những điều đó chính là nhờ giao lưu văn hoá.
Giao lưu văn hoá mang những tinh hoa của trí tuệ nhân loại tới các vùng, miền, các lãnh thổ khác nhau, không phân biệt biên giới. Những tác phẩm văn hoá nổi tiếng của nước này được lan toả và lưu hành rộng rãi ở nước khác đã không còn là chuyện xa lạ nữa. Nếu như Lev Tonstoi, Puskin, Mark Twain… được đọc ở hầu khắp các nước trên thế giới, thì Việt Nam cũng tự hào là Truyện Kiều của Nguyễn Du được dịch ra rất nhiều thứ tiếng, trong đó những bản dịch tiếng Pháp có tới 10 phiên bản, chữ Hán có 7 phiên bản khác nhau.
 Nghĩa là, nhờ giao lưu văn hoá, một tác phẩm của dân tộc này có thể trở nên thân thiết, thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của một hoặc nhiều dân tộc khác.
Nhưng đó mới chỉ là những điều rất nhỏ mà giao lưu văn hoá mang lại cho loài người. Những lợi ích mà nó có thế thực hiện được ngày nay lớn hơn thế rất nhiều. Có thể nói, văn hoá đang giúp cả thế giới xích lại gần nhau. Đến mức, người ta đang nói tới, không phải “giao lưu văn hoá” mà là “ngoại giao văn hoá” với ý so sánh nó với ngoại giao chính trị truyền thống. Và ngoại giao văn hoá đang ngày càng tỏ rõ ưu thế của mình.
Nếu ngoại giao chính trị mang tính chính thống, xã giao, công thức, khó thiết lập, thì ngoại giao văn hoá giống như một hoạt động “bên lề” các sự kiện, mang tính giao lưu và không công thức. Hơn thế, là những sản phẩm mang tính thẩm mỹ, văn hoá như một tiếng nói chung giữa các dân tộc có ngôn ngữ khác nhau nên dễ nhận được sự đồng cảm, dễ đi vào lòng người, dễ để lại ấn tượng cho người thưởng thức. Bởi vậy, ngoại giao văn hoá thường dễ dàng được tiếp nhận và đạt hiệu quả hơn ngoại giao chính trị. Rất nhiều khi, ngoại giao văn hoá đã làm được những điều mà ngoại giao chính trị không thể làm được (do một nguyên nhân nào đó).
(Trích “Văn hóa góp phần giúp thế giới xích lại gần nhau – Đinh Thị Vân Chi)
Câu 1:  Nêu nội dung chính của đoạn trích?
Câu 2: Lựa chọn nhan đề khác phù hợp cho đoạn văn?
Câu 3: Những lợi ích từ việc giao lưu văn hóa mang lại cho mỗi quốc gia ?
Câu 4: Phân biệt “giao lưu văn hóa” và “ngoại giao văn hóa”
Câu 5: Có thể nói văn hóa là chiếc cầu nối vô cùng quan trọng trong quan hệ giữa các quốc gia . Ý thức được điều đó, em sẽ làm gì để quảng bá văn hóa Việt Nam đến với các nước trên thế giới?
 PHẦN II: TỰ LUẬN (7.0 điểm)
Thuyết minh về nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ). Theo em, phẩm chất “ kẻ sĩ” của Ngô Tử Văn có còn phù hợp với xã hội hiện đại?
 HƯỚNG DẪN CHẤM
Hướng dẫn chung
– Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm.
– Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chấm và thang điểm; khuyến khích những bài viết thể hiện được quan điểm riêng một cách hợp lí, thuyết phục. Những bài viết chưa thật đủ ý, toàn diện nhưng trình bày được một số nội dung sâu sắc, có những kiến giải hợp lý cho những quan điểm riêng vẫn được đánh giá cao.
Hướng dẫn cụ thể và thang điểm
A/ PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
 Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh có kĩ năng đọc – hiểu văn bản, nắm được các yêu cầu của văn bản, hiểu được thông tin chính của một đoạn văn bản; đặc trưng của văn bản chính luận, nghệ thuật lập luận và tác dụng của chúng…
Yêu cầu về kiến thức:
Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn trích?
Mã 1: Vai trò, ý nghĩa của việc giao lưu văn hóa.
Mã 2: Học sinh có đề cập đến văn hóa, nhưng không chỉ rõ được vai trò, ý nghĩa của việc giao lưu văn hóa.
Mã 0: Học sinh trả lời sai.
Mã 9: Học sinh không trả lời.
Câu 2:  Lựa chọn nhan đề phù hợp cho đoạn văn?
Mã 1: Nhan đề phải bao quát được nội dung bàn về vai trò, ý nghĩa của việc giao lưu văn hóa của đoạn văn.
Mã 2: Học sinh đặt nhan đề có đề cập đến văn hóa, nhưng không bao quát được vai trò, ý nghĩa của việc giao lưu văn hóa.
Mã 0: Học sinh trả lời sai.
Mã 9: Học sinh không trả lời.
Câu 3: Những lợi ích từ việc giao lưu văn hóa mang lại cho mỗi quốc gia ?
Mã 1: Học sinh chỉ rõ được 3 ý:
– Giao lưu văn hoá giúp các dân tộc hiểu biết hơn về văn hoá của nhau.
– Giao lưu văn hoá mang những tinh hoa của trí tuệ nhân loại tới các vùng, miền, các lãnh thổ khác nhau, không phân biệt biên giới.
– Giao lưu văn hoá đang giúp cả thế giới xích lại gần nhau.
Mã 2: Học sinh trả lời không đủ 3 ý trên.
Mã 0: Học sinh trả lời sai.
Mã 9: Học sinh không trả lời.
Câu 4: Phân biệt  “giao lưu văn hóa” và “ ngoại giao văn hóa”
Mã 1: Học sinh phân biệt 2 khái niệm:

  • Giao lưu văn hoá là trao đổi, tiếp xúc qua lại giữa các nền văn hóa. Tạo nên sự dung hợp, tổng hợp và tích hợp văn hóa ở các cộng đồng. Ở đó có sự kết hợp giữa các yếu tố “nội sinh” với yếu tố “ngoại sinh” tạo nên sự phát triển văn hóa phong phú, đa dạng và tiến bộ hơn.
  • Ngoại giao văn hóa là chính sách ngoại giao thông qua văn hóa của các nước để thúc đấy hoặc cải thiện mối quan hệ.

Mã 2: Học sinh giải thích không rõ, hoặc không giải thích được cả 2 khái niệm.
Mã 0: Học sinh trả lời sai.
Mã 9: Học sinh không trả lời.
Câu 5: Có thể nói văn hóa là chiếc cầu nối vô cùng quan trọng trong quan hệ giữa các quốc gia . Ý thức được điều đó, em sẽ làm gì để quảng bá văn hóa Việt Nam đến với các nước trên thế giới?
Mã 1: Học sinh đưa ra các biện pháp hợp lí, sáng tạo để quảng bá văn hóa Việt Nam đến bạn bè năm châu.
Mã 2: Học sinh đưa ra biện pháp chung chung.
Mã 0: Học sinh trả lời sai.
Mã 9: Học sinh không trả lời.
B/ PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
1.Yêu cầu về kĩ năng:
Thí sinh biết cách viết 1 bài văn thuyết minh về nhân vật (đúng kết cấu, đặc điểm của loại văn thuyết minh). Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

  1. Yêu cầu về kiến thức:

Chấp nhận nhiều cách giải quyết đề bài nếu hợp lí và thuyết phục. Học sinh biết liên hệ kiến thức văn học và kiến thức xã hội.
Có thể tham khảo các ý sau:
–  Nêu vấn đề thuyết minh là nhân vật Ngô Tử Văn. Qua đó liên hệ đến phẩm chất kẻ sĩ trong xã hội hiện đại.
– Thuyết minh nhân vật Ngô Tử Văn:
+ Xuất xứ, vai trò của nhân vật trong tác phẩm: nhân vật chính của tác phẩm, nơi gửi gắm quan niệm của Nguyễn Dữ về phẩm chất và cách ứng xử của kẻ sĩ trong xã hội.
+ Tên tuổi, quê quán nhân vật.
+ Tính cách, phẩm chất: “khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không chịu được”, có ý thức tự tôn dân tộc, bản lĩnh cứng cỏi, cương trực, dũng cảm.
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: giới thiệu trực tiếp, xây dựng tình huống, ngôn ngữ đối thoại, miêu tả hành động.
–  Quan điểm bản thân về phẩm chất kẻ sĩ của Ngô Tử Văn trong xã hội hiện đại.
Học sinh có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề. Tùy vào khả năng phản biện của học sinh để giáo viên cho điểm.

  1. Thang điểm:

– Điểm 6,0- 7,0
Nội dung bám sát yêu cầu của đề, làm nổi bật những vấn đề đề bài yêu cầu, thể hiện được quan điểm cá nhân trong việc giải quyết yêu cầu của đề bài, bài viết  có cảm xúc (cơ bản đáp ứng các yêu cầu về kiến thức trong mục 2).
Viết đúng thể thức, bố cục của kiểu văn bản lựa chọn. Không mắc hoặc mắc ít lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt mạch lạc, trong sáng.
– Điểm 4,0-5,0
Nội dung bám sát yêu cầu của đề, làm nổi bật phần lớn những vấn đề đề bài yêu cầu, đã thể hiện được quan điểm cá nhân trong việc giải quyết yêu cầu của đề bài, bài viết tương đối có cảm xúc. Cơ bản đảm bảo yêu cầu về thể thức, bố cục của kiểu văn bản lựa chọn. Có thể mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt tương đối rõ ràng (khoảng 5 đến 10 lỗi).
– Điểm 2,0-  3,0
Nội dung tương đối bám sát yêu cầu của đề, nêu được các nội dung hoặc làm rõ 1/2 nội dung đề bài yêu cầu, có thể hiện được quan điểm cá nhân trong việc giải quyết yêu cầu của đề bài. Cơ bản đảm bảo yêu cầu về thể thức, bố cục của kiểu văn bản lựa chọn. Mắc tương đối nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt tương đối rõ ràng (khoảng 10 lỗi trở lên).
– Điểm 1,0
Nội dung chưa bám sát yêu cầu của đề, bài viết lan man hoặc quá sơ sài. Không đảm bảo yêu cầu về thể thức, bố cục của kiểu văn bản lựa chọn. Mắc rất nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt tương đối rõ ràng.
Điểm 0 (kém): sai lạc hoàn toàn.
( Đề sưu tầm )

Xem thêm : Tuyển tập đề thi ngữ văn 10

5 bình luận trong “Đề bài viết số 4, Ngữ văn 10( có đáp án ma trận)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *